Vì sao tàu ngầm Đức, Pháp dễ bị TQ đánh bật ở Ai Cập?

Ly Vy |

Mặc dù có chất lượng thấp hơn các sản phẩm của Đức, Pháp nhưng nhiều khả năng, tàu ngầm Trung Quốc sẽ tiếp tục được Ai Cập lựa chọn.

Theo trang mạng Sina Military Network (trụ sở tại Bắc Kinh), tàu ngầm và các loại tàu hải quân khác của Trung Quốc có thể một lần nữa trở thành lựa chọn tối ưu nhất với Ai Cập khi nước này đang muốn hiện đại hóa hạm đội.

Các lực lượng vũ trang Ai Cập là 1 trong trên 40 quân đội trên thế giới trang bị vũ khí Trung Quốc. Gần đây họ đã tiến hành một chuỗi các cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô lớn.

Khoa mục diễn tập hải quân có sự xuất hiện của các tàu hộ tống Type 037 và tàu tên lửa Type 024 do Trung Quốc chế tạo, cả 2 loại tàu này đều có khả năng phóng tên lửa chống tàu nổi và tàu ngầm.

Sau khi giành độc lập năm 1922, Ai Cập dựa chủ yếu vào vũ khí Liên Xô như các tàu tên lửa lớp Osa.

Tuy nhiên, sau khi kết thúc cuộc chiến tranh giữa liên minh Arab do Ai Cập dẫn đầu và Syria nhằm chống lại Israel vào năm 1973, quan hệ Ai Cập - Liên Xô bắt đầu trở nên xấu đi.

Các loại tàu chiến Liên Xô trong biên chế Hải quân Ai Cập trở nên khó vận hành và bảo dưỡng. Do đó, Ai Cập đã tìm đến Trung Quốc để mua các thiết bị tương tự.

Hai nước đã duy trì mối quan hệ hợp tác quân sự kể từ đó.

Khinh hạm Al-Nasser (Type 053) của Hải quân Ai Cập.

Khinh hạm Al-Nasser (Type 053) của Hải quân Ai Cập.

Vào giữa thập niên 80 của thế kỷ XX, Ai Cập đã mua 2 khinh hạm Type 053 từ Trung Quốc cùng 4 tàu ngầm Type 033.

Theo Sina, không có tàu nào trong số này được đánh giá là đặc biệt tiên tiến dù thông qua hàng loạt cuộc cải tiến và nâng cấp, chúng vẫn đủ khả năng cung cấp cho Hải quân Ai Cập nền tảng vững chắc và năng lực đủ để đối phó Israel.

Tàu ngầm Type 033, với gần 30 năm phục vụ, tiếp tục được Hải quân Ai Cập sử dụng để huấn luyện thủy thủ đoàn dù hẳn nhiên, lực lượng này sẽ sớm cần mua tàu ngầm mới.

Ai Cập hiện không có đủ ngân sách để mua các tàu ngầm tối tân như Type 209, Type 214 của Đức, lớp Scorpene của Pháp hay lớp Gotland của Thụy Điển. Có thể thấy lợi thế giá rẻ khiến Trung Quốc một lần nữa trở thành lựa chọn tốt nhất với Ai Cập.

Trong vài thập kỷ vừa qua, Trung Quốc đã xuất khẩu sang châu Phi nhiều loại vũ khí, từ các tàu pháo tuần tra và hộ tống cấp thấp đến các tàu huấn luyện cỡ lớn hiện đại, tàu tuần tra đa năng và tàu hỗ trợ đa năng.

Sự phát triển kinh tế ở châu Phi kéo theo nguồn ngân sách dành cho quốc phòng lớn hơn và nhu cầu vũ khí cũng tăng dần.

Theo Sina, ngành công nghiệp đóng tàu của Trung Quốc đang chuyển hướng sang đáp ứng nhu cầu của thị trường vũ khí ở châu Phi, đặc biệt là phân khúc khinh hạm mang tên lửa dẫn đường cỡ nhỏ đến cỡ trung.

Các công ty của Trung Quốc cũng phải tìm cách để vượt các đối thủ cạnh tranh như gia đình tàu chiến MEKO của Đức, khinh hạm lớp La Fayette của Pháp và tàu hộ tống lớp SIGMA của Hà Lan.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại