Vì sao Nga-Trung “không có cửa” bán chiến đấu cơ cho Iran?

Thiên Nam |

Hiện nay và cả sau khi dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Iran, Nga và Trung Quốc cũng không thể cung cấp chiến đấu cơ của mình cho Iran.

Trang điện tử Wantchinatimes của Đài Loan vừa thông báo rằng, sau khi thỏa thuận hạt nhân Iran được ký kết, Trung Quốc và Nga đã sẵn sàng cung cấp máy bay chiến đấu cho Iran.

Trả lời vấn đề này trong buổi phỏng vấn của "Sputnik", ông Vasily Kashin, chuyên viên nghiên cứu quân sự từ Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ Nga khẳng định rằng, hiện tại còn quá sớm để nói về những chuyến cung cấp cho Iran các máy bay chiến đấu của Nga và Trung Quốc.

LHQ chưa tháo gỡ các biện pháp cấm vận vũ khí Iran

Chuyên gia Kashin cho biết, vấn đề thứ nhất cần bàn đến là thỏa thuận về vấn đề hạt nhân của Iran, được ký kết giữa nhóm P5+1 và Iran tại Vienna ngày 15-7 vừa qua, không qui định tháo bỏ ngay tức thì các biện pháp cấm vận cung cấp vũ khí trong trừng phạt chống Iran.

Theo nội dung thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và nhóm P5+1 (gồm 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và Đức), nước này vẫn bị cấm vận vũ khí đến hết năm 2020.

Tuy Moscow kiên trì đề nghị dỡ bỏ ngay lập tức lệnh cấm vận vũ khí này đối với Tehran, nhưng điều này là rất khó.

Vi sao Nga-Trung “khong co cua” ban chien dau co cho Iran?
Chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 Qaher-313 của Iran

Trong số hàng loạt biện pháp cấm vận vũ khí mà Hội đồng Bảo an LHQ đề ra để chống Iran, nghiêm khắc hơn cả là cấm xuất khẩu tới Tehran các chiến đấu cơ, xe tăng và các loại xe quân sự bọc thép, pháo cỡ nòng lớn, trực thăng tấn công và tên lửa cùng hệ thống vũ khí tên lửa.

Tuy nhiên, nghị quyết của Liên Hợp Quốc về việc cấm cung cấp thiết bị quân sự cho Iran vẫn chừa lại khoảng không nhỏ dành cho hợp tác quân sự-kỹ thuật với Tehran.

Loại bỏ trừng phạt tài chính với Iran sẽ giảm nhẹ khó khăn phức tạp cho việc ký kết hợp đồng trong lĩnh vực hợp tác quân sự-kỹ thuật.

Sự hạn chế không bao gồm các loại hệ thống phòng không (ngoại trừ các tổ hợp tên lửa vác vai), thiết bị radar, phương tiện trinh sát, thông tin liên lạc, quản lý, và thiết bị chống vô tuyến định vị.

Thỏa thuận hạt nhân Iran mới chỉ dự trù khả năng hủy bỏ trừng phạt sau một số năm, tùy thuộc vào việc Tehran tuân thủ các điều khoản của giao kèo hạt nhân, cũng như khả năng cung cấp cho cho Iran những lô hàng vũ khí nhất định theo quyết định đặc biệt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Vi sao Nga-Trung “khong co cua” ban chien dau co cho Iran?
Đến khi lệnh cấm vận vũ khí Iran được dỡ bỏ vào năm 2020, những chiến đấu cơ kiểu như MiG-29 của Nga hay J-10 Trung Quốc sẽ khó chen chân

Và hiển nhiên là những quyết định như vậy phải không bị chặn bởi bất kỳ ủy viên thường trực nào của Hội đồng, trong đó có Hoa Kỳ và Anh.

Bất cứ một ủy viên nào phủ quyết thì sẽ không nước nào được phép cung cấp máy bay cho Iran. Và điều này hiển nhiên là sẽ rất khó khăn.

Nga và Trung Quốc có những kế hoạch lớn hơn với Iran?

Trong chặng dài suốt những năm qua, Nga và Trung Quốc nghiêm túc thực hiện quyết định của Hội đồng Bảo an LHQ và không lần nào cố vi phạm lệnh cấm.

Ngay cả với hợp đồng cung cấp các hệ thống phòng không S-300, Nga cũng đã phải nhấc lên đặt xuống nhiều lần.

Chắc chắn là Moscow và Bắc Kinh sẽ không vi phạm chế độ trừng phạt chính vào lúc này, thời điểm vừa đạt được thỏa thuận, sau rất nhiều khó khăn mới đạt được một thỏa thuận giữa nhóm P5+1 và Iran, nhằm loại bỏ sự cô lập Tehran với cộng đồng quốc tế.

Ngoài lí do lệnh cấm vận vấn chưa được dỡ bỏ, nguyên nhân lớn nhất là bởi Nga và Trung Quốc có những kế hoạch tầm cỡ và lâu dài dành cho sự hợp tác kinh tế nghiêm túc với Iran - đất nước với hơn 80 triệu dân, có trình độ giáo dục, khoa học công nghệ cao và nền công nghiệp phát triển mạnh nhất ở Trung Đông.

Vi sao Nga-Trung “khong co cua” ban chien dau co cho Iran?
Hợp đồng bán các hệ thống phòng không S-300 cho Iran cũng đã gặp rất nhiều khó khăn

Đưa được Iran ra khỏi vòng kiềm tỏa và áp lực kinh tế của phương Tây là một đề án chiến lược quan trọng, mà phải rất khó khăn Nga mới đạt được.

So với ý nghĩa giá trị to lớn và lâu dài, lợi nhuận từ những giao kèo thương mại về cung cấp một số vũ khí sẽ không thể sánh bằng.

Như vậy, bất kỳ tưởng tượng nào về việc cung cấp máy bay tiêm kích cho Iran, cho dù đó là MiG-29 của Nga hay JF-17, J-10… của Trung Quốc, đều sẽ chỉ là tưởng tượng trong những năm tới.

Ngoài ra, cũng không nên đánh giá quá cao về khả năng Iran sẽ ngay lập tức xúc tiến giao dịch quan trọng để mua vũ khí của Nga hay Trung Quốc.

Nguyên nhân trước hết bởi vì người Iran nổi tiếng là những nhà đàm phán cứng rắn và bướng bỉnh, sẵn sàng kiên trì bỏ nhiều năm để đạt tới ưu đãi giảm giá trong các thương vụ cung cấp vũ khí.

Chúng ta có thể thấy điều này qua thương vụ S-300 với Nga hay thỏa thuận dầu mỏ Iran-Trung Quốc.

Iran có khả năng tự lực phát triển chiến đấu cơ tiên tiến

Ngoài những yếu tố khách quan từ Liên Hợp Quốc và từ Nga, Trung Quốc, bản thân Iran cũng có trình độ công nghiệp quốc phòng rất cao, có khả năng chế tạo được bất cứ loại chiến đấu cơ nào, không quân của họ không nhất thiết phải phụ thuộc vào chiến đấu cơ nước ngoài.

Trải qua hàng chục năm bị cấm vận, ngăn cản tiếp xúc, hợp tác khoa học kỹ thuật với các quốc gia khác.

Các kỹ sư Iran đã vượt qua khó khăn, sửa chữa, nội địa hóa các chiến đấu cơ đã mua, đồng thời nghiên cứu, phát triển những dòng máy bay chiến đấu nội địa hiện đại.

Ngay từ đầu thế kỷ này, Tehran đã phát triển 2 dòng chiến đấu cơ nội địa là Saeqeh (Thunderbolt) và Azarakhsh (Lightening), tương đối giống nhau, phân biệt bởi 1 cánh đuôi đứng (Azarakhsh) và 2 cánh đuôi đứng (Saeqeh).

Chiến đấu cơ hạng nhẹ Saeqeh (dưới) được Iran chế tạo trên cơ sở F-5 của Mỹ nhưng với đuôi kiểu F-18 và toàn bộ vũ khí của Nga

Bộ đôi chiến đấu cơ nội địa “nhái” F-5 Mỹ của không quân Iran đã cùng lộ diện trong cuộc tập trận Fadaeeyan - e Harim - e Vellayat III ở vùng Tây Bắc của nước này, hồi tháng 9-2011.

Trong cuộc tập trận này, cả Saeqeh lẫn Azarakhsh đã thể hiện khả năng tác chiến rất cao, sánh vai với các dòng máy bay nước ngoài đang hiện diện trong lực lượng không quân như máy bay tiêm kích bom F-4, tiêm kích F-5 (Mỹ), máy bay chiến đấu Su-24, MiG-29 của Nga.

Các kỹ sư Iran còn trang bị thêm khả năng đánh chặn tên lửa cho dòng MiG-29 của Nga, hiện đại hóa và trang bị vũ khí đạn dược sản xuất trong nước cho các máy bay chiến đấu Mirage.

Ngoài ra, họ còn đang phát triển máy bay huấn luyện cao cấp nội địa Kowsar để không phụ thuộc vào nước ngoài.

Vào tháng 1-2012, Phó tư lệnh Lực lượng Không quân Iran (IRIAF), tướng Aziz Nasirzadeh tiếp tục tuyên bố, Tổ hợp công nghiệp - quốc phòng nước này đang phát triển loại máy bay tiêm kích cất hạ cánh thẳng đứng (VTOL), điều mà mới chỉ có vài nước trên thế giới làm được.

Chiến đấu cơ hạng nhẹ Azarakhsh (Lightening) cũng được phát triển trên cơ sở F-5 nhưng chỉ có 1 cánh đuôi đứng

Sau đó, vào tháng 2-2013, Iran đã gây chấn động thế giới khi tuyên bố đã nghiên cứu, chế tạo thành công và cho ra mắt máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ mới nhất “Kẻ chinh phục-313” (Qaher-313), được xếp vào loại máy bay tiêm kích đa năng cỡ nhỏ, giống F-35 của Mỹ

Đây là loại máy bay chiến đấu tàng hình một chỗ ngồi, có khả năng “làm mù” mọi loại radar.

Nó có khả năng tấn công đối không và đối đất rất mạnh, có thể vừa đối đầu với các máy bay chiến đấu của đối phương, vừa tấn công các mục tiêu mặt đất rất hiệu quả.

Các chuyên gia quân sự phương Tây ngay lập tức cho rằng, Iran đang trưng mô hình giả để “lòe” thiên hạ bởi nước này không thể có khả năng chế tạo máy bay tàng hình, "Qaher-313" có thiết kế rất thô, tỷ lệ kết cấu không cân đối nên hoàn có thể chỉ là một mô hình phóng đại.

Tuy nhiên, sau gần 1 năm im hơi lặng tiếng, vào tháng 11-2013, hình ảnh một nguyên mẫu thật của Qaher-313 đang được vận chuyển trên xe vận tải chuyên dụng bất ngờ xuất hiện tại một Topic về vũ khí, trang bị Iran, trên diễn đàn quốc phòng Pakistan (Pakistan Defence).

Cận cảnh phần đầu chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 Qaher-313 của Iran

Với sự xuất hiện lần thứ 2 trên thực địa (có thể đang được chuyên chở đến địa điểm thử nghiệm mặt đất), việc Iran nghiên cứu, chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình "Qaher-313" hoàn toàn không phải là “tin vịt”, hơn nữa nó đã đạt đến giai đoạn nguyên mẫu thử nghiệm mặt đất.

Điều này chứng tỏ, các kỹ sư Iran đủ khả năng chế tạo những chiến đấu cơ hiện đại, xếp vào dạng hàng đầu thế giới.

Và trong thời gian 5-10 năm nữa, không quân nước này hoàn toàn không phải phụ thuộc vào những chiến đấu cơ ngoại nhập.

Với những khó khăn trên, việc Nga và Trung Quốc đặt chân vào thị trường máy bay chiến đấu Iran là rất khó, bởi nếu thuận lợi thì lệnh cấm vận vũ khí Iran mới được dỡ bỏ vào năm 2020.

Khi đó, nước này cũng đã hoàn tất chế tạo hàng loạt chiến đấu cơ hiện đại.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại