Vì sao Nga nên đóng tàu sân bay ngay bây giờ?

Tuân Việt |

(Soha.vn) - Nga vẫn chưa quyết định đóng tàu sân bay mới dù đã có đầy đủ các điều kiện để phát triển loại tàu này.

Trong những năm gần đây, lực lượng hải quân ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các chiến dịch quân sự hiện đại của Nga. Điều này khiến nhiều người đặt ra câu hỏi “Tại sao Nga không tiếp tục phát triển tàu sân bay?”

Thực tế cho thấy, trong các hoạt động quân sự của thế kỷ 21, các tàu sân bay đóng vai trò vô cùng quan trọng. Không giống như tàu ngầm, tàu sân bay có thể hỗ trợ các cuộc tấn công đổ bộ. Với khả năng triển khai và thu hồi các máy bay chiến đấu trên hạm, tàu sân bay có hiệu quả trong việc kiểm soát các tuyến đường vận chuyển và chống lại các cuộc tấn công hoặc ném bom từ trên không.

 	Ý tưởng thiết kế tàu sân bay mới của Nga với các tiêm kích trên hạm T-50.

Ý tưởng thiết kế tàu sân bay mới của Nga với các tiêm kích trên hạm T-50.

Tuy nhiên, trong chương trình vũ khí giai đoạn 2011-2020, việc thiết kế và xây dựng một tàu sân bay nội địa lại không nằm trong kế hoạch quốc phòng của Nga.

Một số thông tin trong thời gian gầy đây cho biết Hải quân Nga đang phát triển tàu sân bay thế hệ tiếp theo tại Cục thiết kế Nevskoye để thay thế tàu sân bay Kuznetsov. Tuy nhiên, cho tới hiện tại, điện Kremlin vẫn chưa quyết định việc đóng con tàu này.

Thay vào đó, Nga lại tập trung phát triển lực lượng tàu chiến mang tên lửa hành trình, còn được gọi là tàu tuần dương tên lửa hạt nhân dưới nước (NUMC - nuclear underwater missile cruisers).

 	Nhóm tàu sân bay của Hải quân Hoa Kỳ.

Nhóm tàu sân bay của Hải quân Hoa Kỳ.

Chương trình phát triển tàu sân bay đã "đóng băng" hoàn toàn trong thời kỳ Liên Xô và hậu Xô Viết. Trong những năm 1970, các nhà lãnh đạo Liên Xô coi tàu sân bay như một phương tiện gây hấn với tư bản chủ nghĩa và không phù hợp với học thuyết hải quân Liên Xô. Thay vào đó, Liên Xô đưa ra chương trình xây dựng các tàu tuần dương mang máy bay hạng nặng.

Mặc dù “con lai” này của tàu tuần dương và tàu sân bay đã không thể được ra đời, nhưng nó đã ảnh hưởng đến việc tạo ra các máy bay có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng và cất hạ cánh trên đường băng ngắn. British Aerospace là công ty duy nhất tạo ra một mô hình rất thành công của một máy bay như vậy, đó là máy bay Harrier.

 	Tàu sân bay duy nhất của Nga đô đốc Kuznetsov.

Tàu sân bay duy nhất của Nga đô đốc Kuznetsov.

Tại Liên Xô, không có bất cứ một chương trình máy bay cất hạ cánh thẳng đứng nào thành công nếu như không muốn nói là thất bại hoàn toàn. Dự án đã đóng cửa vào năm 1991, sau khi một sự cố đã xảy ra với chiếc Yak-41M. Trong cuộc thử nghiệm, Yak-41M đã “ngã quỵ” trên boong của tàu sân bay Đô đốc Gorshkov và bốc cháy.

Năm 2008, Đô đốc Vladimir Masorin, Tư lệnh Hải quân Nga ở thời điểm đó đã đề xuất trong vòng 20 năm tới Nga sẽ xây dựng 6 tàu sân bay. Theo ông, điều này là cần thiết để đưa Nga lên vị trí thứ hai sau Mỹ về sức mạnh của hạm đội tàu mặt nước. Tuy nhiên, do điều kiện tài chính hạn hẹp, kinh tế khó khăn, đề xuất này đã không được thông qua và tàu sân bay chính thức không có tên trong danh sách những loại vũ khí, phương tiện chiến đấu cần được phát triển trong giai đoạn 2011-2020.

 
 	Tiêm kích Su-33 trên tàu sân bay Kuznetsov.

Tiêm kích Su-33 trên tàu sân bay Kuznetsov.

Nga hiện đang có một tàu sân bay duy nhất, được xây dựng từ năm 1982 tại xưởng đóng tàu Ukraina ở Nikolaev. Đây là tàu sân bay Riga. Có thời điểm nó được gọi là Leonid Brezhnev, Tbilisi, và từ mùa thu năm 1990 đến nay nó được mang tên Đô đốc Kuznetsov. Tuy nhiên, đây có phải là một tàu sân bay thực sự hiện đại?

Câu trả lời là không. Đầu tiên, không giống như những tàu sân bay trang bị lò phản ứng hạt nhân, Kuznetsov có tầm hoạt động rất hạn chế do chỉ được trang bị máy phát điện tua bin hơi. Thứ hai, trong việc cất hạ cánh của các máy bay chiến đấu trên hạm, tàu sân bay sử dụng đường băng kiểu nhảy cầu thay vì sử dụng máy phóng giống như các tàu sân bay hiện đại của Hải quân Mỹ. Máy phóng, theo kết quả các cuộc thử nghiệm, đảm bảo an toàn cho các máy bay khi cất cánh trong mọi điều kiện, và làm giảm sự phụ thuộc của cất cánh vào trọng lượng của máy bay.

 	MiG-29KUB

MiG-29KUB

Một số ý kiến cho rằng tàu sân bay không phải là một vũ khí, bởi vì nó cần máy bay và tàu hộ tống để bảo vệ. Tuy nhiên, lập luận này chưa thực sự chính xác. Không có tàu hiện đại nào, thậm chí là NUMC có thể "chiến đấu một mình trên chiến trường" mà không có sự hỗ trợ của các chiến hạm hay máy bay. Hải quân Liên Xô đã có định hướng phát triển tàu ngầm, nhưng nước này đã buộc phải tạo ra một hạm đội bề mặt, và tới năm 1991, hơn 100 tàu chiến đã được xây dựng, đó là quá đủ để tạo ra 15 nhóm tàu sân bay. Hiện còn khoảng 30 tàu chiến như vậy đang phục vụ trong Hải quân Nga.

Đây có thể nói là điều kiện tuyệt vời cho việc hình thành các nhóm tàu sân bay của Hải quân Nga. Chỉ cần xây dựng thêm các tàu sân bay là Nga đã có trong tay các nhóm tàu sân bay hùng hậu thỏa sức vùng vẫy trên đại dương.

 	Hải quân Nga đang có lực lượng tàu hộ tống vô cùng hùng hậu.

Hải quân Nga đang có lực lượng chiến hạm mặt nước vô cùng hùng hậu.

Ngoài ra, sẽ không có cần phải chi tiêu thêm tiền để phát triển thêm các máy bay trên hạm. Hải quân Nga đang có những biến thể máy bay chiến đấu vô cùng hiện đại. Trong đó, theo công bố, tàng hình cơ thế hệ năm T-50 sẽ có cả biến thể trên hạm. Điều này có nghĩa rằng Nga chỉ cần phân bổ lại trật tự cho các máy bay mới vào năm 2020 – giảm các biến thể “trên bờ” của MiG-29, Su-35 và T-50, và tăng số lượng các máy bay chiến đấu trên hạm cho hải quân.

Với việc phân phối như vậy, lực lượng máy bay chiến đấu "trên bờ" của Không quân Nga sẽ không hề bị ảnh hưởng. Các máy bay trên tàu sân bay không chỉ có khả năng hoạt động từ boong tàu, mà còn có thể hoạt động từ các sân bay, không giống như các tàu ngầm NUMC. Trong trường hợp cần thiết, các máy bay trên tàu sân bay có thể được chuyển tới các sân bay ven biển.

 	Tàng hình cơ thế hệ năm T-50.

Tàng hình cơ thế hệ năm T-50.

Như vậy, Nga hiện đang có đầy đủ các điều kiện để phát triển các tàu sân bay bởi đã có sẵn nhóm tàu chiến hộ tống và các máy bay trên hạm. Nga không cần phải đổ thêm tiền vào việc xây dựng đội tàu hộ tống cho tàu sân bay hay phát triển thêm các máy bay chiến đấu trên hạm vì hiện tại Nga đang sở hữu một lực lượng tàu khu trục, tàu hộ tống hùng hậu và nhất là có các biến thể máy bay chiến đấu trên hạm vô cùng tiên tiến. Vấn đề còn lại chỉ là ý tưởng thiết kế tàu sân bay và quyết định của các nhà lãnh đạo.

Hiện nay, Hải quân Nga không thể chống lại hải tặc Somali hoặc bảo vệ những người bạn "mùa xuân Ả Rập" mà không có tàu những tàu sân bay như vậy.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại