Việc thảo luận về hợp đồng bán máy bay chiến đấu Dassault Rafale trị giá 12 tỉ USD của Pháp cho Ấn Độ sẽ là trọng tâm của chương trình nghị sự khi ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius có chuyến thăm 2 ngày tới New Delhi vào 30/6.
Một quan chức của đại sứ quán Pháp hy vọng rằng cả hai bên sẽ sớm tìm được tiếng nói chung trong hợp đồng mua bán máy bau chiến đấu Rafale, điều đã được thương thuyết 2 năm nay.
Bộ quốc phòng Ấn Độ (MoD) đã tổ chức hàng chục cuộc họp để chỉ ra các vấn đề liên quan đến việc chuyển giao công nghệ, dây chuyền sản xuất và chi phí lắp đặt một chiếc Rafale ở Ấn Độ.
MoD cho biết rằng quá trình thương thuyết chắc chắc sẽ “tốn thêm một chút thời gian nữa”, vì vậy bộ trưởng Pháp dường như sẽ không thể trở về Paris với một cam kết chắc chắn cùng thời gian kí hợp đồng cụ thể.
Được biết, máy bay chiến đấu đa năng Rafale của Pháp là một trong những loại máy bay thế hệ 4+ (có thể đặt bao nhiêu dấu + cũng được) có công nghệ hiện đại nhất được sản xuất hàng loạt và Ấn Độ đã tính toán kỹ khi mua Rafale.
Ấn Độ muốn mua 126 phi cơ chiến đấu thay thế cho những chiếc MiG của Nga đã lỗi thời
Rafale đã kịp tham chiến: ở các khu vực vùng núi Afganistan, ném bom Libya, ở khu vực rừng rậm Châu Phi (chiến dịch “Serval, Mali, 2013).
Có một chi tiết đáng chú ý: một năm trước đây trên mạng Internet xuất hiện đoạn băng video về cuộc chiến giả định giữa Rafale và F-22 Raptor. Tỷ số 4-1 nghiêng về Rafale.
Không quân Ấn Độ có kế hoạch mua 126 máy bay chiến đấu để thay thế những chiếc MiG của Nga đã lỗi thời.
Được biết, Ấn Độ hiện là nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Lượng vũ khí nhập khẩu của Ấn Độ tăng tới 111% trong các khoảng thời gian 2004 - 2008 và 2009 - 2013.
Vũ khí Ấn Độ nhập chủ yếu là từ Nga (75%), Mỹ (7%) và Israel (6%). Chiến đấu cơ mạnh nhất của Ấn Độ hiện nay có nguồn gốc từ Nga là loại chiến đấu cơ đa năng Sukhoi Su-30MKI thuộc lực lượng United Aircraft Corp.
Hiện có khoảng 150 chiếc hiện đang hoạt động và con số này sẽ được nâng lên 272 chiếc tính đến năm 2019. Trong quân đội Ấn Độ hiện nay cũng có sự phục vụ của các trực thăng đời mới Mil-17, có tên gọi Mil-17 V-5.
Ngoài ra trong biên chế của Quân đội Ấn Độ còn có sự phục vụ của hàng loạt vũ khí có nguồn gốc từ Nga như tàu ngầm, xe tăng... Chương trình vũ khí do New Delhi và Moscow hợp tác sản xuất được cho là thành công nhất là tên lửa BrahMos.
Trong khi đó, 64% lượng vũ khí Trung Quốc cũng nhập từ Nga, sau đó là từ Pháp (15%) và từ Ukraine (11%). Được biết, ngoài những hợp đồng cung cấp tiêm Su-30MKK, tiêm kích Su-27 cùng nhiều hợp đồng vũ khí quan trọng khác mà Nga - Trung đã ký kết, hiện những hợp đồng tiềm năng khác đang được hai bên tích cực đàm phán như tiêm kích Su-35, tàu ngầm Lada, hệ thống phòng không S-400…