Tương lai xuất khẩu chiến hạm Trung Quốc trong mắt chuyên gia

Sau khi bán chiến hạm tại châu Á, chào hàng tại Nam Mỹ và xuất khẩu tới châu Phi, Trung Quốc từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu chiến hạm.

Vũ khí Trung Quốc nhiễu loạn thị trường châu Phi Vũ khí Trung Quốc nhiễu loạn thị trường châu Phi

(Soha.vn)-Khu vực châu Phi với nền kinh tế kém phát triển và ngân sách quốc phòng eo hẹp đang bị thu hút bởi các loại vũ khí giá rẻ nhưng chất lượng "không biết đâu mà lần" của TQ.

Theo China News ngày 28/10, hiện Trung Quốc đang phát triển loại tàu tuần tra ven biển trọng tải gần 2.000 tấn, mang tên F91, xuất khẩu ra thị trường các nước ở khu vực châu Phi. Đây là sản phẩm của nhà máy đóng tàu Vũ Xương thuộc Tập đoàn công nghiệp nặng tàu thuyền Trung Quốc tự nghiên cứu chế tạo.

Theo China News ngày 28/10, hiện Trung Quốc đang phát triển loại tàu tuần tra ven biển trọng tải gần 2.000 tấn, mang tên F91, xuất khẩu ra thị trường các nước ở khu vực châu Phi. Đây là sản phẩm của nhà máy đóng tàu Vũ Xương thuộc Tập đoàn công nghiệp nặng tàu thuyền Trung Quốc tự nghiên cứu chế tạo.

Hiện Trung Quốc đã hoàn thành chạy thử nghiệm trên biển đối với tàu tuần tra tàng hình ven biển này. Sau khi thử nghiệm nốt một số trang thiết bị vũ khí, F91sẽ được xuất khẩu cho Nigeria.

Hiện Trung Quốc đã hoàn thành chạy thử nghiệm trên biển đối với tàu tuần tra tàng hình ven biển này. Sau khi thử nghiệm nốt một số trang thiết bị vũ khí, F91sẽ được xuất khẩu cho Nigeria.

China News dẫn nguồn tin từ nhà sản xuất, tàu tuần tra tàng hình ven biển F91 có lượng giãn nước 1.800 tấn, dài 95 m, rộng 19 m, mớn nước 3,5 m; tốc độ 21hải lý/h, hành trình liên tục 20 ngày đêm, biên chế 70 người, trang bị 2 động cơ dầu Deisel. Về vũ khí trang bị, tàu được lắp 1 bệ pháo hạm 76 mm, 2 bệ pháo bắn nhanh 30mm và 1 bãi đáp cho máy bay trực thăng.

China News dẫn nguồn tin từ nhà sản xuất, tàu tuần tra tàng hình ven biển F91 có lượng giãn nước 1.800 tấn, dài 95 m, rộng 19 m, mớn nước 3,5 m; tốc độ 21hải lý/h, hành trình liên tục 20 ngày đêm, biên chế 70 người, trang bị 2 động cơ dầu Deisel. Về vũ khí trang bị, tàu được lắp 1 bệ pháo hạm 76 mm, 2 bệ pháo bắn nhanh 30mm và 1 bãi đáp cho máy bay trực thăng.

Trước khi thông tin về việc Trung Quốc xuất khẩu F91 cho Nigeria, hồi đầu năm 2013, Trung Quốc bắt đầu xúc tiến xuất khẩu tàu chiến tới Nam Mỹ bằng cách tham dự triển lãm công nghệ quốc phòng toàn cầu tại Peru và giới thiệu một số thiết kế mới không ngoài mục đích chào hàng.
4/13

Trước khi thông tin về việc Trung Quốc xuất khẩu F91 cho Nigeria, hồi đầu năm 2013, Trung Quốc bắt đầu xúc tiến xuất khẩu tàu chiến tới Nam Mỹ bằng cách tham dự triển lãm công nghệ quốc phòng toàn cầu tại Peru và giới thiệu một số thiết kế mới không ngoài mục đích "chào hàng". 4/13

Tại triển lãm, Trung Quốc đã giới thiệu một số mô hình tàu chiến gồm: tàu ngầm tấn công phi hạt nhân mới S20 thiết kế dựa trên tàu ngầm lớp nguyên Type 041; tàu hộ tống tàng hình lượng giãn nước 3.700 tấn và tàu đổ bộ có lượng giãn nước 22.000 tấn.

Tại triển lãm, Trung Quốc đã giới thiệu một số mô hình tàu chiến gồm: tàu ngầm tấn công phi hạt nhân mới S20 thiết kế dựa trên tàu ngầm lớp nguyên Type 041; tàu hộ tống tàng hình lượng giãn nước 3.700 tấn và tàu đổ bộ có lượng giãn nước 22.000 tấn.

Theo Hoàn Cầu, Trung Quốc đang có kế hoạch cùng với một số quốc gia thuộc Nam Mỹ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực chế tạo tàu chiến. Và trong tương lai có thể nhận được những đơn đặt hàng chế tạo tàu chiến lớn từ phía các quốc gia Nam Mỹ nói trên.

Theo Hoàn Cầu, Trung Quốc đang có kế hoạch cùng với một số quốc gia thuộc Nam Mỹ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực chế tạo tàu chiến. Và trong tương lai có thể nhận được những đơn đặt hàng chế tạo tàu chiến lớn từ phía các quốc gia Nam Mỹ nói trên.

Theo tạp chí Kanwa (tại Canada), là một trong những quốc gia mua và sử dụng chiến hạm do Trung Quốc sản xuất nên Thái Lan thấm thía nỗi đau về tàu chiến made in China.

Theo tạp chí Kanwa (tại Canada), là một trong những quốc gia mua và sử dụng chiến hạm do Trung Quốc sản xuất nên Thái Lan thấm thía nỗi đau về tàu chiến 'made in China'.

Họ sở hữu 2 tàu hộ vệ tên lửa HTMS Naresuan và HTMS Taksin thuộc lớp tàu hộ vệ 053H2 (Lớp Giang Hồ III) Trung Quốc xuất khẩu sang Thái Lan. Chiếc HTMS Naresuan được bàn giao tháng 12/1994 và chiếc HTMS Taksin hoàn thành giữa năm 1995.

Họ sở hữu 2 tàu hộ vệ tên lửa HTMS Naresuan và HTMS Taksin thuộc lớp tàu hộ vệ 053H2 (Lớp Giang Hồ III) Trung Quốc xuất khẩu sang Thái Lan. Chiếc HTMS Naresuan được bàn giao tháng 12/1994 và chiếc HTMS Taksin hoàn thành giữa năm 1995.

Đây là lớp tàu hộ vệ thế hệ kế tiếp, thậm chí còn hiện đại hơn chiếc F-21 lớp Giang Hồ II (053H1) của Myanmar. Nhưng hệ thống điện lực của 053H2 thiết kế phi khoa học đã dẫn đến rất nhiều sự cố, hệ thống động lực thiếu tin cậy, hệ thống kiểm soát rủi ro trên tàu cũng có nhiều hạn chế, thiết kế vỏ tàu không chắc chắn, rất dễ gặp sự cố thủng thân tàu hoặc rò rỉ nước.

Đây là lớp tàu hộ vệ thế hệ kế tiếp, thậm chí còn hiện đại hơn chiếc F-21 lớp Giang Hồ II (053H1) của Myanmar. Nhưng hệ thống điện lực của 053H2 thiết kế phi khoa học đã dẫn đến rất nhiều sự cố, hệ thống động lực thiếu tin cậy, hệ thống kiểm soát rủi ro trên tàu cũng có nhiều hạn chế, thiết kế vỏ tàu không chắc chắn, rất dễ gặp sự cố thủng thân tàu hoặc rò rỉ nước.

Thái Lan đã phải nhờ đến sự can thiệp của các công ty Thụy Điển để cứu 2 tàu chiến này thoát khỏi cảnh nghỉ hưu sớm. Đồng thời, hệ thống vũ khí, điện tử, trang thiết bị đi kèm của Trung Quốc cũng bị dỡ bỏ.

Thái Lan đã phải nhờ đến sự can thiệp của các công ty Thụy Điển để cứu 2 tàu chiến này thoát khỏi cảnh nghỉ hưu sớm. Đồng thời, hệ thống vũ khí, điện tử, trang thiết bị đi kèm của Trung Quốc cũng bị dỡ bỏ.

Sau khi được cải tạo, 2 khinh hạm này sử dụng pháo hạm 127mm Mk-45 Mod2, 2 súng máy MSI-DSL DS30MR, 8 quả tên lửa phòng không RIM-162 ESSM sử dụng hệ thống phóng thẳng đứng (nguyên bản 053H2 là phóng nghiêng kiểu cổ điển), 8 quả tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon SSM, 2 hệ thống phóng ngư lôi 324mm Mk-32 Mod5, 1 trực thăng hạm Lynx 300. Trong ảnh: Tàu Lớp Giang Hồ III của Thái Lan bị tháo dỡ để nâng cấp.

Sau khi được cải tạo, 2 khinh hạm này sử dụng pháo hạm 127mm Mk-45 Mod2, 2 súng máy MSI-DSL DS30MR, 8 quả tên lửa phòng không RIM-162 ESSM sử dụng hệ thống phóng thẳng đứng (nguyên bản 053H2 là phóng nghiêng kiểu cổ điển), 8 quả tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon SSM, 2 hệ thống phóng ngư lôi 324mm Mk-32 Mod5, 1 trực thăng hạm Lynx 300. Trong ảnh: Tàu Lớp Giang Hồ III của Thái Lan bị tháo dỡ để nâng cấp.

Ngoài ra, tất cả các thiết bị điện tử, cảm biến, radar, hệ thống thông tin chỉ huy, kiểm soát, điều khiển hỏa lực… đều chuyển sang dùng loại của châu Âu và Mỹ (chủ yếu của hãng Thales - Pháp và Raytheon - Mỹ). Có thể nói tàu chiến của Trung Quốc trong quân đội Thái Lan chỉ là cái xác không hồn. Trong ảnh: Tàu Lớp Giang Hồ III của Thái Lan bị tháo dỡ để nâng cấp.

Ngoài ra, tất cả các thiết bị điện tử, cảm biến, radar, hệ thống thông tin chỉ huy, kiểm soát, điều khiển hỏa lực… đều chuyển sang dùng loại của châu Âu và Mỹ (chủ yếu của hãng Thales - Pháp và Raytheon - Mỹ). Có thể nói tàu chiến của Trung Quốc trong quân đội Thái Lan chỉ là cái xác không hồn. Trong ảnh: Tàu Lớp Giang Hồ III của Thái Lan bị tháo dỡ để nâng cấp.

Theo chuyên gia quân sự Nga Vasily Sychyov, dù Trung Quốc đang nỗ lực rất lớn đẩy mạnh xuất khẩu chiến hạm ra thị trường thế giới nhưng trong tương lai gần, Bắc Kinh vẫn chưa thế thành công bởi chất lượng sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Tàu Lớp Giang Hồ III của Thái Lan bị tháo dỡ để nâng cấp. (Ảnh trong bài: Tàu hộ vệ lớp Giang Hồ III của Thái Lan).
Theo chuyên gia quân sự Nga Vasily Sychyov, dù Trung Quốc đang nỗ lực rất lớn đẩy mạnh xuất khẩu chiến hạm ra thị trường thế giới nhưng trong tương lai gần, Bắc Kinh vẫn chưa thế thành công bởi chất lượng sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Tàu Lớp Giang Hồ III của Thái Lan bị tháo dỡ để nâng cấp. (Ảnh trong bài: Tàu hộ vệ lớp Giang Hồ III của Thái Lan).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại