Mới đây nhất là nhận định của Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc trên trang tin The Diplomat hồi giữa tháng 10/2013 cho biết: Với sự giúp đỡ của Nga, sức mạnh của Hải quân và Không quân Việt Nam trên
Biển Đông không ngừng gia tăng. (Trong ảnh: Bộ đôi chiến hạm Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ)
Theo ông Carl Thayer, cán cân sức mạnh Hải quân tại Biển Đông sẽ thay đổi vào cuối năm 2013 khi Việt Nam nhận chiếc tàu ngầm chiến đấu hiện đại lớp Kilo từ Nga. Chiếc tàu ngầm này nằm trong số sáu tàu ngầm lớp Kilo mà Việt Nam mua của Nga, dự kiến hoàn tất hợp đồng vào năm 2016.
Giáo sư Thayer nhận xét: Trong năm 2013, Nga và Việt Nam đã đạt được nhiều thỏa thuận mới về mua bán vũ khí và trao đổi công nghệ quân sự quan trọng. Vào tháng 2, Việt Nam đã ký kết với phía Nga để đặt mua thêm hai khinh hạm lớp Gepard. Trước đó vào năm 2011, Việt Nam cũng đã nhận bàn giao hai chiếc khinh hạm lớp Gepard được đặt mua vào năm 2005. So với hai chiếc tàu cũ, hai khinh hạm lớp Gepard mà Việt Nam vừa đặt mua sẽ được trang bị động cơ đẩy hiện đại hơn và có thêm nhiều vũ khí chống tàu ngầm. (Trong ảnh: Bộ đôi chiến hạm Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ)
Hồi tháng 8/2013, Việt Nam tiếp tục mua thêm 12 chiến đấu cơ Sukhoi Su-30MK2 với giá tổng cộng trên 600 triệu USD. Lô hàng này sẽ được giao làm 3 đợt, mỗi đợt giao 4 chiếc, trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2015. “Đội tàu ngầm mới, kết hợp với các chiến đấu cơ Su-30, sẽ gia tăng sức mạnh của Việt Nam trên Biển Đông, đồng thời giúp Hà Nội tăng cường khả năng chống tiếp cận/từ chối xâm nhập”, giáo sư Thayer đánh giá. (Trong ảnh: Tiêm kích
Su-30MK2)
Cùng chung nhận định về sức mạnh quân sự Việt Nam với Giáo sư Thayer, ông Aleksandr Khramchikhin, Phó Giám đốc Viện Phân tích Chính trị và Quân sự Nga cũng có nhận định về sức mạnh quốc phòng Việt Nam. Theo ông Aleksandr Khramchikhin, dù hiện nay Quân đội Việt Nam còn thua kém nhiều so với các cường quốc quân sự, nhưng Việt Nam đã sở hữu hàng loạt chiến đấu cơ hiện đại do Nga sản xuất cùng tên lửa hàng không hàng đầu Kh-31 và Kh-59, hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-1. (Trong ảnh: Hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-1)
Cùng nhận định trên, trang Asia Times Online hồi năm 2012 đã có những bình luận về tiềm lực quân sự của Việt Nam. Theo Asia Times Online, một thập niên trước, Hải quân Việt Nam chỉ được trang bị với những vũ khí thời Xô Viết dựa trên kỹ thuật của những năm 1960 cùng với những chiến hạm khác nhau của Mỹ tịch thu được từ chính quyền Việt Nam Cộng hòa sau chiến tranh. (Trong ảnh: Tiêm kích Su-30MK2)
Lực lượng lạc hậu này chưa đáp ứng được yêu cầu canh giữ vùng đặc khu kinh tế dài 200 dặm cũng như chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Dành riêng gần 3% GDP mỗi năm vào quốc phòng, Việt Nam đang tăng cường sức mạnh quân đội với việc mua vũ khí của Nga, Hà Lan, Canada cùng một số nhà cung cấp khác. (Trong ảnh: Thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter)
Ngoài những chiến đấu cơ, chiến hạm được tăng cường mua sắm trong thời gian gần đây, để tăng cường khả năng thăm dò của Hải quân, Việt Nam đã mua 6 chiếc DHC-6 Twin Otter. Những chiếc thủy phi cơ này có thể cất và hạ cánh trên mặt nước và rất lý tưởng trong việc tuần tiễu và tái tiếp vận hàng hải. Được sản xuất từ Canada, những chiếc Twin Otter này là loại máy bay cánh ngang đầu tiên mà Việt Nam mua từ phương Tây.
Trang Asia Times Online nhấn mạnh, Việt Nam còn xa mới có thể vươn tới các quốc gia quân sự hàng đầu ở châu Á, nhưng với quân đội đang được hiện đại hóa - với bằng chứng là sức mạnh ngày càng lớn của Hải quân – Việt Nam đang tiến lên từng ngày trở thành 1 cường quốc về quân sự ở Đông Nam Á. (Trong ảnh: Chiến hạm Đinh Tiên Hoàng)
Cùng nhận định về sức mạnh về Hải quân và Không quân Việt Nam, Tạp chí quân sự của Anh Jane’s Defense hồi đầu năm 2012 nhận định: “Việt Nam trong những năm gần đây rất chú trọng đến Hải quân và đã đầu tư khá nhiều cho lực lực lượng Hải quân. Với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ không ngừng, Việt Nam luôn coi trọng việc phát triển đồng thời kinh tế và quốc phòng ngang nhau...” (Trong ảnh: Tàu hộ vệ tên lửa Molniya)
Jane’s Defense cho nhấn mạnh: “Mặc dù Hải quân Việt Nam không có tàu ngầm hạt nhân và Hàng không mẫu hạm, nhưng qua đây có thể thấy, lực lượng của Hải quân Việt Nam đủ sức để đáp ứng được tất cả các yếu tố xảy ra trên Biển Đông”. (Trong ảnh: Tàu ngầm Hà Nội)
Từ chương trình mua sắm quốc phòng của Việt Nam trong 20 năm qua cho thấy, Hà Nội chủ yếu trang bị cho Không quân và Hải quân cho thấy, Việt Nam tìm cách ngăn chặn và kiểm soát hoàn toàn vùng biển, các quần đảo và đáy biển Biển Đông trước những mối đe dọa từ bên ngoài. (Trong ảnh: Tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P)