Tsar Bomba - Vũ khí hạt nhân lớn nhất từng được con người chế tạo

Tuấn Trung |

Tsar Bomba là một quả bom nhiệt hạch ba giai đoạn có đương lượng nổ 57 Megaton, tính đến nay nó vẫn là thiết bị nổ mạnh nhất từng được con người chế tạo trong lịch sử nhân loại.

Tsar Bomba (Bom Sa hoàng) là tên hiệu của quả bom nhiệt hạch AN602 - vũ khí hạt nhân lớn nhất, mạnh nhất từng được cho nổ và hiện vẫn là thiết bị nổ mạnh nhất con người từng chế tạo trong lịch sử nhân loại.

Được phát triển tại Liên xô, quả bom ban đầu được thiết kế có đương lượng nổ 100 Megaton (100 triệu tấn TNT). Tuy nhiên, đương lượng nổ đã được giảm đi một nửa để giới hạn khối lượng phóng xạ sẽ bị phát tán. Chỉ 1 quả bom loại này được chế tạo và thử nghiệm ngày 30/10/1961 tại quần đảo Novaya Zemlya.

Những vỏ bom còn lại được đặt ở: Bảo tàng vũ khí hạt nhân Nga, Sarov (Arzamas-16); Bảo tàng Vũ khí hạt nhân, Viện nghiên cứu Kỹ thuật Vật lý Toàn Nga, Snezhinsk (Chelyabinsk-70). Không vỏ bom nào trong số trên có cùng cấu hình ăng ten như thiết bị thực tế đã được thử nghiệm.

Một vỏ bom kiểu Tsar Bomba được trưng bày tại Sarov

Tsar Bomba được đưa tới nơi thử bởi một chiếc máy bay ném bom Tu-95V đã sửa đổi đặc biệt, do Thiếu tá Andrei Durnovtsev điều khiển, cất cánh từ một sân bay trên bán đảo Kola. Chiếc máy bay ném bom được tháp tùng bởi một máy bay quan sát Tu-16 với nhiệm vụ lấy các mẫu trên không và quay phim vụ thử nghiệm. Cả hai máy bay đều được sơn phản quang trắng đặc biệt để hạn chế hư hại do nhiệt.

Máy bay ném bom chiến lược Tu-95

Quả bom nhiệt hạch có trọng lượng quá lớn lên tới 27 tấn, chiều dài 8 m và đường kính 2 m khiến chiếc Tu-95V phải bỏ các cửa khoang bom và thùng nhiên liệu trong thân. Quả bom được gắn một dù giảm tốc 800 kg để chiếc máy bay ném bom và máy bay quan sát có đủ cự ly 45 km thoát khỏi vùng nguy hiểm.

Bom nhiệt hạch Tsar Bomba được thả từ máy bay Tu-95V

SỐC: Mỹ từng định dùng bom hạt nhân để... mở đường SỐC: Mỹ từng định dùng bom hạt nhân để... mở đường

Oriental Daily News của Hong Kong đăng tải các tài liệu mật đã được giải mã cho thấy, năm 1963 Ủy ban Năng lượng nguyên tử Mỹ từng đề xuất kế hoạch mở đường bằng bom hạt nhân.

Tsar Bomba được kích nổ lúc 11h32' ngày 30/10/1961 trên khu vực thử nghiệm hạt nhân Vịnh Mityushikha (Sukhoy Nos Zone C), phía bắc Vòng Bắc Cực trên hòn đảo Novaya Zemlya tại Biển Arctic. Quả bom được thả từ độ cao 10.500 m, nó được dự định cho nổ ở độ cao 4.000 m trên mặt đất (4.200 m trên mực nước biển) bằng các cảm biến khí áp.

Ước tính ban đầu về đương lượng nổ của Tsar Bomba theo số liệu của Mỹ là 57 Megaton, nhưng từ năm 1991 mọi nguồn tin của Nga đều nói rằng nó có đương lượng nổ 50 Megaton, xấp xỉ 1,4% tổng công suất phát xạ của Mặt Trời. Quả cầu lửa chạm tới mặt đất, gần tới cao độ của chiếc máy bay ném bom, sức nóng của vụ nổ có thể gây bỏng độ 3 ở cự ly 100 km tính từ "ground zero".

Đám mây hình nấm tạo ra từ vụ nổ cao khoảng 64.000 m và rộng 40.000 m. Vụ nổ có thể quan sát được và cảm nhận thấy ở Phần Lan, làm vỡ kính cửa sổ tại Phần Lan và Thụy Điển. Hội tụ khí quyển gây ra thiệt hại ở khoảng cách lên tới 1.000 km. Sóng địa chấn do vụ nổ gây ra có thể đo được thậm chí ở lần chạy quanh Trái đất thứ 3.

Với những thông số như vậy, có thể thấy cả chiếc Tu-95V lẫn chiếc Tu-16 đều đã không thể thoát kịp tới khu vực an toàn.

Vụ nổ bom nhiệt hạch Tsar Bomba có sức mạnh tương đương 57.000.000 tấn TNT

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại