Trung Quốc phát triển máy bay ném bom chiến lược mới như B2

(Soha.vn) - Theo truyền thông Nhật Bản đưa tin, Trung Quốc đang phát triển một máy bay ném bom chiến lược mới có hình dáng bên ngoài tương tự như B-2 của Mỹ.

Được biết, Trung Quốc đang có chương trình hiện đại hóa máy bay ném bom H-6 (Tu-16 của Nga) và cũng đang rất quan tâm đến việc “tậu” các máy bay ném bom tiên tiến Tu-22M và Su-34 của Nga.

Có quan điểm cho rằng, Trung Quốc không cần máy bay ném bom chiến lược mới. Cho đến thời điểm này, Bắc Kinh chưa có bất cứ thông báo chính thức nào về sự tồn tại của một chương trình như vậy (phát triển máy bay ném bom chiến lược mới).

Máy bay ném bom H-6
Máy bay ném bom H-6

Tuy nhiên, sơ đồ “cánh bay” là rất thích hợp cho việc phát triển máy bay loại này, vì nó cho phép có một khoang bên trong rộng lớn và một đặc tính tàng hình tuyệt vời.

Trước đó, đã có thông báo, từ những năm giữa thập niên 90 của thế kỷ trước, Viện thiết kế Tây An và Nhà máy hàng không Tây An đã phát triển dự án máy bay ném bom H-7 với 4 động cơ Taihang (thay thế cho động cơ Al-31F của Nga).

Tải trọng chiến đấu của máy bay “với cấu hình khí động học bình thường” này là 18 tấn có thể mang 12 tên lửa hành trình Red Bird-3 (có tầm bắn 3.000 km mang đầu đạn hạt nhân có sức công phá 350 kt), tốc độ tối đa đạt Mach 1,4, có tầm bay không nhỏ hơn 10.000 km và có khả tiếp dầu trên không. Như vậy, máy bay ném bom này có khả năng tấn công trực tiếp vào lãnh thổ nước Mỹ.

Thông báo cũng cho hay về sự phát triển một mô hình đầy tham vọng, máy bay ném bom siêu thanh không gian H-9. Máy bay này cần được trang bị bốn động cơ phản lực và hai động cơ ramjet.

Các động cơ phản lực cho phép máy bay bay ở tốc độ Mach 2-3, khi đạt độ cao 15.000 m, sẽ khởi động hai động cơ ramjet và đưa máy bay lên độ cao khoảng 100 km và tốc độ máy bay khi đó đạt Mach 8. Máy bay có thể bay 2-3 giờ để đến được bất cứ mục tiêu nào trên trái đất.

Liệu đây có phải là ý tưởng quá tham vọng của Trung Quốc? Với trình độ thiết kế và xây dựng hàng không “toàn nhái” như hiện nay, thì đến bao giờ Bắc Kinh cho ra mắt được mô hình H-9.

Còn về khả năng chế tạo động cơ hàng không đang ở “top dưới” thì chắc chắn phải nhờ đến công nghệ nước ngoài, Mỹ không thể bán, còn Nga, với bản tính “khoái copy” của Trung Quốc, Moscow chắc chắn sẽ phải cân nhắc. Vậy đến bao giờ H-9 có thể cất cánh, 2040 hay sau 2050?

Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về email: [email protected]. Trân trọng!

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại