Nhóm nghiên cứu đến từ trường đại học Đông Nam ở Nam Kinh (Trung Quốc) cho biết kỹ thuật của họ đơn giản hơn các loại thiết bị tàng hình khác. Thay vì làm biến mất hoàn toàn một vật thể, nó chỉ làm đối tượng trông giống như đối tượng khác.
Kỹ thuật này hoạt động bằng cách làm tán xạ ánh sáng đến để tạo ra hai hình ảnh 'ma' ở hai bên của đối tượng khoác áo choàng. Các nhà khoa học hy vọng nghiên cứu của họ thể được ứng dụng trong các lĩnh vực như ngụy trang, áo tàng hình, an ninh quốc phòng,...
Nhóm nghiên cứu của Trung Quốc đã tạo ra một mô hình ‘áo choàng ma’ và thử nghiệm với một trái táo. Thiết bị này nhận ánh sáng tán xạ từ trái táo và bóp méo, khiến nó trông như vừa tán xạ từ vật khác như quả chuối.
Trong khi đó, công nghệ tàng hình hiện nay cần tới 2 bước. Đầu tiên, thiết bị tàng hình bóp méo ánh sáng đến để loại bỏ hiệu ứng tán xạ của đối tượng mặc áo choàng, như trái táo. Sau đó, thiết bị tiếp tục bóp méo ánh sáng tán xạ để khiến nó trông như vừa tán xạ từ một đối tượng khác, như quả chuối.
Các nhà Trung Quốc hy vọng công nghệ này một ngày nào đó có thể được ứng dụng trong chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình.