Trung Quốc ngày càng ưa dùng vũ lực, ép mạnh láng giềng

quangminh |

Trong tương lai không chỉ Philippines, Việt Nam, mà thậm chí ngay cả Hàn Quốc cũng sẽ đối mặt trực tiếp với mối đe dọa lãnh thổ từ TQ.

Trung Quốc ngày càng ưa dùng vũ lực, ép mạnh láng giềng 1
Tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc (10/2012)
Báo Hàn Quốc cho rằng, sở hữu được những vũ khí trang bị tiên tiến, TQ sẽ mạnh bạo đe nẹt, ép buộc láng giềng trong vấn đề chủ quyền biển đảo…
Tờ Nhật báo Thế giới (The Segye Times) Hàn Quốc vừa đăng bài viết “Tái cơ cấu quyền lực G2 gây sóng gió Đông Á: Sự trỗi dậy toàn diện về sức mạnh quân sự, kinh tế của Trung Quốc dẫn đến ngoại giao bá quyền”.
Bài viết đã dự đoán chính sách đối ngoại của Trung Quốc, đánh giá sức mạnh quốc phòng của Trung Quốc, đồng thời dự báo Trung Quốc sẽ thực hiện chính sách đối ngoại của chủ nghĩa bá quyền.
Bài viết cho rằng, con đường phục hưng của Trung Quốc đã bắt đầu, họ muốn xóa bỏ thảm họa do Chiến tranh Nha Phiến trước đây gây ra cho Trung Quốc.
Tháng 7/2012, Bắc Kinh đã tổ chức “Diễn đàn Hòa bình Thế giới” lần đầu tiên, khi đó lãnh đạo Trung Quốc phát biểu cho rằng “giữa Trung-Mỹ cần tôn trọng mối quan tâm lợi ích của mỗi bên, tập trung xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới trong thế kỷ 21”, từ đây có thể nhìn thấy chiến lược quốc tế mới nhất của Trung Quốc, đó chính là trở thành nước hợp tác “bình đẳng” của Mỹ, tái điều chỉnh cục diện thế giới, nhằm “phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa”.
Trung Quốc ngày càng ưa dùng vũ lực, ép mạnh láng giềng 2
Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tăng cường khả năng tác chiến đổ bộ
Phương hướng chính sách đối ngoại tương lai của Trung Quốc

Khẩu hiệu chính trị, kinh tế của Trung Quốc là “trỗi dậy”, câu nói này cho thấy Trung Quốc sẽ trở thành “nước mạnh nhất” trong thế kỷ 21. Chính sách đối ngoại trước đây là “giấu mình”, tức là giấu đi khả năng để thực hiện sự phát triển và lớn mạnh.
Những năm gần đây, một nước Trung Quốc đã lớn mạnh, bắt đầu mưu cầu lợi ích tự thân, phản ánh rất rõ trong tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với Nhật Bản và các nước Đông Nam Á, hay trong cuộc đọ sức dồn dập giữa Trung-Mỹ, nhất là thời gian gần đây.
Chạy đua vũ trang ngày càng gay gắt
Trung Quốc ngày càng gia tăng chi tiêu quân sự. Hiện nay, tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh tiếp tục chạy thử, hơn nữa chiếc máy bay chiên đấu tàng hình thế hệ mới J-31 cũng đã bay thử thành công.
Ngày 1/11, tờ “The Times” Anh cho rằng, chi tiêu quân sự của Trung Quốc tăng mạnh và Trung Quốc sẽ ưu tiên phát triển lực lượng hải quân có khả năng tác chiến tầm xa, đồng thời dự đoán trong 15 tháng tới, Trung Quốc sẽ chế tạo được tàu sân bay nội địa có thể đưa vào chiến đấu thực tế.
Còn tờ “Thời báo Tài chính” Anh cũng cho rằng, Trung Quốc sẽ áp dụng thái độ cứng rắn hơn trong tranh chấp lãnh thổ ở châu Á, điều này sẽ làm lung lay vị thế bá quyền duy nhất trên thế giới của Mỹ.
Trung Quốc ngày càng ưa dùng vũ lực, ép mạnh láng giềng 3
Năm 2009, Trung Quốc đặt mua của Ukraine 4 tàu đệm khí Zubr, trong đó 2 chiếc chế tạo tại Ukraine, còn 2 chiếc chế tạo tại Trung Quốc.
Về phương diện này, tranh chấp đảo Senkaku giữa Trung Quốc và Nhật Bản trở nên càng có ý vị sâu xa hơn, đặc biệt là ở vùng biển đảo Senkaku vào ngày 30/10, đã xảy ra sự kiện tàu hải giám Trung Quốc đã “xua đuổi” tàu tuần tra Nhật Bản.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố: “Tình hình đảo Senkaku đã thay đổi”, “trên thực tế sự kiểm soát thực tế đối với đảo Senkaku của Nhật Bản đã kết thúc”.
Các nhà phân tích chiến lược của Hàn Quốc còn cho rằng: “Trung Quốc sử dụng lực lượng quân sự mạnh trong tranh chấp đảo Senkaku giữa Trung-Nhật để buộc Nhật Bản phải khuất phục, trong tương lai không chỉ Philippines, Việt Nam, mà thậm chí ngay cả Hàn Quốc cũng sẽ đối mặt trực tiếp với mối đe dọa lãnh thổ từ Trung Quốc”.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại