Trên thực tế, ngay sau khi được nhận Zubr đã được quân đội TQ cho lưu kho để chờ đợi nâng cấp tiếp hệ thống vũ khí chờ ngày chính thức vào “biên chế“ của lực lượng hải quân nước này.
Báo chí TQ cho biết, để phục vụ cho công tác vận chuyển Zubr từ Ukraine tới TQ thì hệ thống vũ khí được trang bị trên tàu chưa được lắp ráp chính thức mà các loại vũ khí này được chuyển rời riêng và được phía TQ tiến hành lắp ráp.
Tuy nhiên, trên trang quân sự chinamil cho biết, Bắc Kinh không chỉ lắp đặt hệ thống vũ khí theo đúng thiết kế đặt hàng của Zubr mà còn có nhiều sự bổ sung thay thế vũ khí hiện đại hơn nhằm đáp ứng tốt nhất trong trường hợp xảy ra chiến sự.
Hiện Zubr đang được xem là niềm kỳ vọng lớn của hải quân TQ, khi lần đầu tiên lực lượng này sở hữu một chiếc tàu đổ bộ đệm khí cỡ lớn. Thế nhưng theo nhiều phân tích thì Zubr lại đang tỏ ra yếu thế nếu thực sự phải tham gia một cuộc chiến thật sự.
Không dưới hai lần báo chí Nhật đã mổ xẻ sức mạnh của Zubr đồng thời khẳng định Zubr rất yếu trong khả năng hiệp đồng tác chiến, và trong trường hợp phải độc lập tác chiến thì Zubr rất khó có thể đương đầu với những khu trục hạm ở mức trung bình chứ đừng nói tới những chiến tàu tối tân của Nhật.
Có lẽ cũng bởi lý do này khiến Bắc Kinh không vội vàng chính thức biên chế Zubr vào quân đội thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, theo báo chí nước này thì các chuyên gia TQ đang tích cực nghiên cứu để nâng quãng đường hoạt động trên biển của Zubr qua đó giúp loại tàu đổ bộ này có thể “nuốt“ trôi khoảng cách di chuyển từ TQ đại lục tới quần đảo Điếu Ngư rồi quay trở lại đất liền (tương đương 400 hải lý).
Nếu bảo đảm được hải trình này đồng nghĩa với việc Zubr sẽ phải hy sinh bớt khả năng chuyên chở của mình thay vào đó việc bảo đảm nguồn nhiên liệu đủ để thực hiện một quãng di chuyển xa. Bài toán trên được giải quyết thì Bắc Kinh sẽ phải tính tới phương án biến Zubr thành một chiếc tàu chiến tên lửa thực sự.
Do quá trình di chuyển Zubr để lại những cột sóng cao trên biển nên các tàu chiến khác rất khó tiếp cận để bảo vệ tàu đổ bộ này, vì thế việc trang bị thêm sức mạnh “kháng cự“ cho Zubr là điều tối quan trọng, hiện Bắc Kinh đang cân nhắc tiếp tục hy sinh tính năng chuyên chở đổ bộ của loại tàu này để tạo khoảng không lắp đặt thêm hệ thống tên lửa đối kháng hiện đại.
Hình ảnh Zubr vẫn đang chờ được nâng cấp tiếp kể từ sau khi chính thức được chuyển giao từ phía Ukraine. Như vậy dù đã có trong tay “bò rừng“ nhưng rõ ràng Bắc Kinh vẫn còn phải đau đầu để nghĩ cách sử dụng loại vũ khí này sao cho thật hiệu quả, để có thể tạo được sự “đối kháng“ đối với tàu chiến Nhật.
Các chuyên gia Nhật tin rằng, nếu tìm cách hiện đại hóa Zubr bằng việc cải tiến sức mạnh chiến đấu thì Bắc Kinh sẽ phải hy sinh rất nhiều khả năng vận chuyển của chiếc tàu đổ bộ đệm khí này. Vì thế, mặc dù theo thiết kế Zubr có tải trọng khoảng 150 tấn, hơn gấp đôi tàu đổ bộ đệm khí đang trong biên chế của Hải quân Mỹ và Nhật Bản, nhưng nhiều khả năng lượng tải trọng này sẽ bị giảm đi rất nhiều nếu Zubr được trang bị thêm khiên, giáo. “Vì thế Zubr không còn là một chiếc tàu đổ bộ khổng lồ như trên lý thuyết nữa“, tờ japanmil nhấn mạnh.
Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục xin vui lòng gửi về email: [email protected]. Trân trọng!