Trung Quốc lo Nga cài thiết bị gián điệp trên Su-35

Lệ Ninh |

(Soha.vn) - Trang mạng Sina cho rằng, vấn đề lo ngại lắp đặt thiết bị gián điệp và kém chất lượng đang là nguyên nhân chính khiến TQ chưa ký hợp đồng mua tiêm kích Su-35 từ Nga.

Không quân Iraq vừa phát hiện các thiết bị điện tử gián điệp cài sẵn trong những chiếc máy bay F-16 thuộc lô hàng 18 chiếc mà nước này đã ký hợp đồng mua từ Mỹ trong tháng 09/2011. Thiết bị gián điệp có nguồn gốc từ Israel và Iraq đang yêu cầu nhà sản xuất Lockheed Martin giải thích về sự hiển diện của nó trên máy bay của họ.

Quân đội Iraq cho biết, thiết bị gián điệp tương tự “cửa sau” (backdoor) cũng từng bị phát hiện trên máy bay chiến đấu mà Mỹ xuất khẩu cho Ai Cập, Oman, Thổ Nhĩ Kỳ và một số nước khác. Loại thiết bị gián điệp này là “virus máy tính”, có thể hạn chế hoặc làm tê liệt khả năng hoạt động của chúng, nếu chúng gây rắc rối cho Mỹ và đồng minh.

Trực thăng UH-60 Black Hawk của Trung Quốc bị cài thiết bị gián điệp trong một thời gian dài mà nước này không phát hiện được.
Trực thăng UH-60 Black Hawk của Trung Quốc bị cài thiết bị gián điệp trong một thời gian dài mà nước này không phát hiện được.

Sự kiện này khiến Trung Quốc lo sốt vó với các thiết bị điện tử nhập khẩu từ nước ngoài trang bị trên các hệ thống vũ khí của họ. Trước đó, năm 2001, Trung Quốc đã phát hiện 27 thiết bị nghe lén trong chuyên cơ số 1 của Không quân Trung Quốc chuyên phục vụ nguyên thủ quốc gia nước này. Thiết bị này cho phép Mỹ nghe lén các cuộc trò chuyện của giới lãnh đạo Trung Quốc.

Lắp đặt các thiết bị gián điệp trên các vũ khí nhập khẩu không phải là vấn đề mới, trong những năm 1980, một số trực thăng vận tải UH-60 Black Hawk mà Mỹ bán cho Trung Quốc cũng bị cài các thiết bị gián điệp. Những thiết bị này cho phép Mỹ theo dõi lịch trình, cũng nhưu hành trình của các trực thăng này khi chúng hoạt động tại khu vực Tây Tạng.

Mặc dù, thiết bị gián điệp bị cài lên trực thăng trong một thời gian khá dài nhưng Trung Quốc không phát hiện được. Mãi đến khi một chiếc trực thăng UH-60 gặp nạn do mất điều khiển, Bắc Kinh mới phát hiện được các thiết bị này.

Không chỉ cài thiết bị gián điệp, Mỹ cũng tìm cách làm giảm tính năng của các hệ thống vũ khí xuất khẩu. Trong thời kỳ quan hệ thân mật Trung-Mỹ giai đoạn 1970-1989, Trung Quốc đã nhập khẩu động cơ tuabin khí LM-2500 từ Mỹ cho các tàu chiến nước này. Tuy nhiên, những động cơ này cần thời gian tăng tốc lâu hơn so với tài liệu thiết kế, hay gặp trục trặc khi có sóng lớn thậm chí không hoạt động.

Trung Quốc đã từ chối nâng cấp tàu ngầm Kilo 877 trang bị tên lửa hành trình Club do lo sợ Nga cài thiết bị gián điệp.
Trung Quốc đã từ chối nâng cấp tàu ngầm Kilo 877 trang bị tên lửa hành trình Club do lo sợ Nga cài thiết bị gián điệp.

Vấn đề làm giảm tính năng của các loại vũ khí xuất khẩu không chỉ có Mỹ mà Nga cũng thường xuyên thực hiện điều này. Các hệ thống vũ khí xuất khẩu của Nga đều có tính năng yếu hơn so với nguyên bản. Ngay như biến thể được xem là hiện đại nhất của dòng Su-30 là Su-30MKI của Ấn Độ cũng thường xuyên gặp trục trặc kỹ thuật.

Gần đây Trung Quốc đã từ chối việc nâng cấp tàu ngầm Kilo 877 trang bị tên lửa hành trình chống hạm 3M-54 Club. Động thái này khiến Moscow từ chối việc lắp đặt thiết bị phóng ngư lôi do Trung Quốc sản xuất lên các tàu ngầm này.

Trang mạng Sina cho rằng, vấn đề lo ngại lắp đặt thiết bị gián điệp và kém chất lượng đang là nguyên nhân chính khiến Trung Quốc chưa ký hợp đồng mua tiêm kích Su-35 từ Nga. Họ đang đàm phán với Nga để lắp đặt thiết bị điện tử do họ sản xuất lên tiêm kích Su-35.

Trang mạng này cho rằng, chỉ có tự chủ trong việc sản xuất các thiết bị quân sự mới có thể đảm bảo sự an toàn và tính năng chiến đấu cho các hệ thống vũ khí. Tuy nhiên, trong thời buổi toàn cầu hóa này các quốc gia phần lớn phải phụ thuộc vào các linh kiện điện tử nhập khẩu từ nước ngoài.

Liệu Trung Quốc có thành công với việc

Trung Quốc lo rằng Nga sẽ cài thiết bị gián điệp lên Su-35

Trong khi đó nền công nghiệp điện tử của Trung Quốc vẫn chưa thể tự đảm đương việc sản xuất tất cả các linh kiện cho các hệ thống vũ khí của mình. Nguy cơ bị cài thiết bị gián điệp trên các linh kiện và hệ thống vũ khí nhập khẩu từ nước ngoài là điều rất rõ ràng.

Trung Quốc đang trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đặc biệt sau khi họ tuyên bố thiết lập Vùng nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông. Do đó, việc đảm bảo đặc tính kỹ thuật cũng như tránh bị theo dõi từ các thiết bị gián điệp cài trong các thiết bị nhập khẩu đang là vấn đề rất quan trọng với Trung Quốc.

Nhưng xem chừng đây không phải là vấn đề đơn giản đối với Bắc Kinh bởi họ vẫn phải phụ thuộc rất lớn vào các linh kiện và thiết bị nhập khẩu từ nước ngoài.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại