Một số trang mạng Trung Quốc vừa tiết lộ hình ảnh được cho là phiên bản tiếp dầu của loại máy bay cất cánh từ tàu sân bay, J-15.
Trước đó, theo thông tin do báo chí Trung Quốc đăng tải hồi giữa tháng 12/2013, tiêm kích hạm J-15 do công ty máy bay Thẩm Dương thiết kế đã được đưa vào sản xuất hàng loạt. Cũng theo thông tin khi đó, ngoài mẫu máy bay J-15S hai chỗ ngồi, sẽ có khoảng 2 tới 3 biến thể khác, có thể bao gồm biến thể máy bay tấn công điện tử và biến thể máy bay tiếp dầu.
Một số hình ảnh được cho là phiên bản tiếp dầu trên không của máy bay J-15 Trung Quốc.
Theo như hình ảnh trên thì Trung Quốc đã lắp đặt lên chiếc J-15 số hiệu
556 thiết bị tiếp dầu trên không ở mấu treo giữa 2 cửa hút gió
Theo quan sát thì bị tiếp dầu này tương tự như pod tiếp dầu UPAZ-1A của Nga sản xuất nên thông số kỹ thuật của nó tương tự như loại UPAZ-1A của Nga
Pod tiếp dầu UPAZ-1A được thiết kế để trang bị cho các loại máy bay như Su-24, Su-27/30, MiG-29, máy bay IL-78, Tu-160...
Pod tiếp dầu UPAZ-1A trang bị trên các loại máy bay như Su-24, Su-27/30, MiG-29 có khả năng tiếp được hơn 900l/phút, dây dẫn dài 26m, đường kính 52mm
2 chiếc Su-27K đang tiếp dầu trên không từ pod tiếp dầu UPAZ-1A
Thiết bị tiếp dầu trên không cho J-15 sẽ là "cánh tay" nối dài cho tầm hoạt động của loại máy bay này
J-15 phiên bản tiếp dầu có thể dễ dàng cất và hạ cánh trên tàu sân bay cũng như có thể mang theo vũ khí tự vệ cho dù nhiên liệu mang theo sẽ ít hơn so với các máy bay chuyên tiếp dầu trên không