Trung Quốc chính thức tố Nhật trong vụ siêu tàu sân bay

Ngay sau khi phía Nhật chính thức hạ thủy siêu tàu hộ vệ trực thăng cỡ lớn, Bắc Kinh đã phát đi những tín hiệu đầu tiên của mình…

Báo chí TQ: Nhật đang trắng trợn vi phạm quy ước

Theo đó, phía TQ đang nỗ lực kêu gọi cộng đồng thế giới tố Nhật vi phạm quy ước quốc tế kể từ sau thế chiến thứ 2, đồng thời tố cáo chính quyền Tokyo đang tự lừa dối người dân và đất nước của mình.

Báo TQ viện diễn điều 6 Hiến pháp Nhật cấm quân đội đóng tàu sân bay do loại tàu này có năng lực vượt quá “cấp độ phòng vệ tối thiểu” cho phép của quân đội Nhật. Nhưng rõ ràng phía Nhật đã tìm cách “lách luật”.

Tờ CNJ của TQ nhận định, chính vì sự ràng buộc này đã khiến cho Nhật chỉ dám chú trọng phát triển tàu hộ vệ trực thăng để bù đắp sự thiếu hụt tàu sân bay. Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học công nghệ, đồng thời được sự ủng hộ từ phía Mỹ, Tokyo đang cố tình tăng “kích cỡ” của những tàu hộ vệ trực thăng của mình đồng thời nhập khẩu các tiêm kích cơ có khả năng cất, hạ cánh thẳng đứng.

“Điều này biến những tàu hộ vệ trực thăng cỡ lớn của Nhật nghiễm nhiên trở thành những chiếc tàu sân bay hiện đại”, tờ CNJ của TQ nhận định.

Điều quan trọng là lực lượng phòng vệ Nhật Bản hoàn toàn có thể biến các tàu này thành tàu sân bay thực thụ khi mua máy bay chiến đấu tàng hình F-35 có khả năng bay lên thẳng. Một số tướng quân đội TQ đánh giá mỗi tàu hộ vệ trực thăng của Nhật có thể chở sáu máy bay chiến đấu.


	Báo chí TQ rầm rộ đưa tin Nhật Bản hạ thủy tàu khu trục chở trực thăng lớn nhất trong lịch sử vào ngày 6/8

Báo chí TQ rầm rộ đưa tin Nhật Bản hạ thủy tàu sân bay thăng lớn nhất trong lịch sử vào ngày 6/8

Trước đó, truyền thông TQ cũng đã dẫn báo cáo của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) đánh giá Nhật đã chính thức được xem là “cường quốc tàu sân bay” sau khi Tokyo quyết định nhập khẩu chiến đấu F-35 Lightning II từ Mỹ.

Tờ “quân giải phóng ND Trung Hoa” tái khẳng định, mối đe dọa của TQ chủ yếu là trên biển, bởi các tuyến đường hàng hải bảo đảm an ninh năng lượng và thương mại của Nhật Bản đều chạy song song với bờ biển kéo dài của TQ ở biển Hoa Đông và biển Đông.

“Từ nhiều năm qua, Nhật vừa độc lập chuẩn bị cho một kế hoạch riêng vừa hợp tác với Mỹ trong liên minh quân sự với Washington để đạt được khả năng ngăn chặn hữu hiệu mối đe dọa từ trên biển. Nhật đang tăng cường lực lượng hải quân tác chiến”, tờ CNJ của TQ nhận định.

Không những thế trang chinamil của TQ còn cho biết thêm, điều ít ai để ý là Lực lượng phòng vệ biển Nhật (JMSDF) đã âm thầm phát triển chương trình tàu khu trục chở trực thăng với thiên hướng là một chiếc tầu sân bay trong tương lai.

“Việc Tokyo hạ thủy chiếc tầu chiếc tầu khu trục chở trực thăng cỡ lớn nhất từ trước đến nay lại càng khẳng định thêm quyết tâm đối đầu của Nhật với sự bảo vệ “chính đáng” từ TQ”, tờ Chinamil khẳng định.

Mỹ và phương Tây ủng hộ Nhật

Trong khi đó ở chiều hướng ngược lại thì Mỹ và các quốc gia phương Tây lại tỏ ra hào hứng với thông tin được phát đi từ Nhật. Giới chuyên gia quân sự quốc tế đánh giá tàu sân bay TQ còn lâu mới đạt được năng lực hoạt động cần thiết.

“Trong khi đó ở bình diện chung Hải quân TQ cũng chưa thể xây dựng được các nhóm tàu đủ sức thách thức tàu chiến Nhật”, trang Defence phân tích.

Giới truyền thông phương Tây tin rằng tàu sân bay Liêu Ninh sẽ chỉ thể hiện sức mạnh hải quân TQ và đóng vai trò đe dọa các nước láng giềng nhỏ có tranh chấp biển đảo, đặc biệt là ở biển Đông.

Bắc Kinh hy vọng chiếc tầu sân bay thứ 2 đang được triển khai đóng mới sẽ mang là đối trọng với Nhật trên biển Hoa Đông. “Nhưng điều này chưa thành sự thật thì Tokyo lại tỏ ra lấn át Bắc Kinh trong cuộc đua về sức mạnh hàng không mẫu hạm hết sức cam go”, tờ Ausdenfence nhận định.

Theo chuyên gia quân sự châu Á Thomas Gary thuộc IISS đánh giá Lực lượng phòng vệ Nhật Bản “có năng lực cực kỳ hùng mạnh” nhất là sau việc họ tiếp tục hạ thủy tàu hộ vệ trực thăng cỡ lỡn đầu tiên. Chuyên gia Christian Lee cũng đánh giá năng lực hải quân của Nhật vượt xa TQ.

Mỹ cũng như các quốc gia phương Tây đều rất trông chờ vào sự lớn mạnh của Nhật để tạo thế ngăn con rồng TQ muốn vượt vũ môn.
Mỹ cũng như các quốc gia phương Tây đều rất trông chờ vào sự lớn mạnh của Nhật để tạo thế ngăn con rồng TQ muốn vượt vũ môn.

Lực lượng phòng vệ Nhật cần trực thăng để giám sát tàu ngầm và tàu tuần tra của kẻ thù trên biển – báo Asahi của Nhật dẫn lời một quan chức quốc phòng Nhật khẳng định – “Do đó Lực lượng phòng vệ Nhật cần tàu khu trục lớn để chở càng nhiều trực thăng chiến đấu càng tốt”, tờ báo này cho biết.

Các quan chức Nhật tiết lộ các tàu khu trục chở trực thăng chủ yếu hoạt động ở biển Hoa Đông, nơi TQ đòi chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Trước thông tin Bắc Kinh đang bí mật chế tạo tầu sân bay thứ 2 của mình, đại diện quân đội Mỹ đang đồn trú tại Okinawa cho biết, Washington sẽ cung cấp F-35 cho Nhật với những cải tiến phù hợp với tình hình thực chiến tại khu vực, trong trường hợp đó, sức mạnh tầu hộ vệ trực thăng của nước này sẽ được cải tiến.

DDH sẽ trở thành “đứa con lai” mang sức mạnh của dân tộc Nhật trong cuộc chiến bảo vệ biển đảo của mình.

Tờ cho VOA của Mỹ biết, Chính phủ Nhật lo ngại TQ cũng sẽ áp dụng chính sách “lấy thịt đè người” đó trên biển Hoa Đông, do đó Tokyo buộc phải có sự phòng bị.

Truyền thông Nhật khẳng định căng thẳng hiện nay giữa Trung Quốc và Nhật ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư cho thấy chương trình tàu khu trục chở trực thăng là cực kỳ cần thiết và việc hạ thủy tầu khu trục trực thăng cỡ lớn vừa qua chính là bước đi cụ thể hóa cho mục đích của Tokyo.

Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về email: [email protected]. Trân trọng!

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại