Trung Quốc bán J-31: Ai mua???

Vy Lam |

Trung Quốc mạnh miệng cho rằng J-31 sẽ là một đối thủ cạnh tranh lớn của F-35 trên thị trường vũ khí quốc tế. Vậy liệu có quốc gia nào sẵn lòng mua loại tiêm kích này?

Tạp chí Diplomat (Nhật Bản) đăng bài viết cho hay: Sự xuất hiện gần đây của J-31 tại triển lãm hàng không Chu Hải, cùng với những lời bình phẩm của một nhóm nhỏ quan chức Trung Quốc đã dẫn tới việc nhiều tờ báo đăng tải thông tin Trung Quốc chủ yếu muốn dùng J-31 như một mẫu máy bay xuất khẩu và có khả năng J-31 chiếm lĩnh được một thị trường ngách chuyên về máy bay tàng hình cấp thấp mà hiện tại chưa có máy bay đối thủ nào.

Một số báo viết J-31 là câu trả lời của Trung Quốc dành cho F-35 của Mỹ, đó như thể là một lời khen dành cho loại tiêm kích này. Khó có thể nói rằng Pakistan sẽ trở thành khách hàng lớn của J-31, Ai Cập cũng vậy (dù mới đây tạp chí IHS Jane's (Anh) đưa tin Pakistan đã đề cập tới khả năng mua các tiêm kích J-31). Trong khi đó, Mỹ có thể chào bán F-35 tới một loạt các nước châu Âu và châu Á, tất cả các quốc gia trong số này đều có nền kinh tế phát triển mạnh, ngân sách quốc phòng lớn, khao khát công nghệ cao và muốn củng cố quan hệ chính trị - công nghệ lâu dài với Mỹ.

Rất

J-31 trình diễn tại triển lãm Chu Hải 2014

Các nước bạn của Bắc Kinh tất nhiên sẽ không sẵn lòng mua tiêm kích F-35. Nếu các biện pháp trừng phạt đối với Iran được nới lỏng nhờ thỏa thuận hạt nhân thành công, Tehran sẽ tìm mua các máy bay chiến đấu tiên tiến. Nếu chính quyền Assad có thể giành thắng lợi trong cuộc nội chiến ở Syria, họ cũng sẽ cần các máy bay chiến đấu mới, tuy nhiên, có thể nước này sẽ không đủ tiền để mua bất cứ loại máy bay nào như J-31.

Các nước quân chủ vùng Vịnh thường mua vũ khí để thiết lập các mối quan hệ chính trị và sẽ không có khả năng họ chuyển sự chú ý của mình từ Washington sang Bắc Kinh, trừ phi hệ thống quốc tế có thay đổi lớn và khó lường.

Malaysia và Indonesia được biết tới là 2 quốc gia thường có những quyết định liều lĩnh trong việc mua máy bay chiến đấu, tuy nhiên, xét trong bối cảnh căng thẳng tại khu vực Biển Đông, Trung Quốc sẽ không muốn tăng cường đáng kể năng lực tác chiến của 2 quốc gia này, mà họ tất nhiên cũng không muốn buộc mình vào sự hỗ trợ của Trung Quốc.

F-35C Arrestment Landing

J-31 vẫn chưa thể cạnh tranh với F-35

Một số quốc gia châu Mỹ Latinh có thể sớm nâng cấp lực lượng không quân nhưng các nước châu Âu có vẻ có lợi thế hơn tại thị trường này. Hơn nữa, cho tới nay, các nước châu Mỹ Latinh dường như hài lòng với các máy bay chiến đấu thế hệ 4.5 đáng tin cậy của châu Âu.

Nga và Ấn Độ tất nhiên không nằm trong diện khách hàng của J-31.

Tại thời điểm này, cũng chưa thể phán đoán được J-31 có chi phi bao nhiêu hoặc Trung Quốc sẽ bán kèm với các hệ thống hỗ trợ nào.

Các nước bạn của Mỹ mua F-35 vì lo rằng máy bay chiến đấu của họ sẽ không thể phối hợp hiệu quả với các tiêm kích Mỹ trong những tình huống tác chiến đa phương. Trong khi đó, Trung Quốc không có mối quan hệ như vậy với bất cứ quốc gia nào.

Nhìn chung, cạnh tranh với F-35 đòi hỏi nhiều hơn việc phát triển một khung máy bay hiệu quả. F-35 vẫn có sức hút riêng không phải bởi tính năng tuyệt vời mà bởi nó nằm trong một tập hợp các mối quan hệ chính trị và công nghệ lớn hơn. Chính vì vậy, Trung Quốc có rất nhiều việc phải làm để có thể cạnh tranh với loại máy bay này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại