Trung - Ấn sẽ đấu đá vì trung tâm huấn luyện tiêm kích hạm?

Ngày 23/07, trang mạng Aviation Fellowship của Mỹ cho biết, từ khi Nga chấm dứt sử dụng căn cứ huấn luyện tiêm kích hạm Nitka của Ukraine, căn cứ này đã trở thành mục tiêu nhòm ngó của cả Trung Quốc và Ấn Độ.

Theo tin trang mạng này cho biết, Nga đã chấm dứt hợp đồng sử dụng căn cứ huấn luyện tiêm kích hạm của Ukraine ở Crimean và đã triển khai xây dựng một trung tâm huấn luyện tiêm kích hạm ở Eysk thuộc khu vực biển Azov.

Trước đây, lực lượng không quân hải quân của Liên Xô đã đóng quân ở Crimean trong một khoảng thời gian rất dài. Bắt đầu từ thập niên 70 của thế kỷ trước, các máy bay tiêm kích hạm Yak-38 đã được triển khai tại căn cứ Nitka. Sau thập niên 80, cả một thế hệ phi công máy bay chiến đấu MiG-29 và Su-27 cũng đã được huấn luyện ở đây, sau đó là thế hệ tiêm kích hạm Su-33.

Hiện cả Trung Quốc và Ấn Độ đều đang sở hữu tàu sân bay nên rất cần các trung tâm huấn luyện

Sau khi Liên Xô giải thể, căn cứ này không còn thuộc vào địa giới nước Nga. Trong thời kỳ chiến tranh Nam Ossetia năm 2008, căn cứ này đã bị đình chỉ toàn bộ các nhiệm vụ có liên quan đến hải quân Nga, đến năm 2010 không quân của hải quân Nga mới khôi phục lại hoạt động huấn luyện bình thường.

Tuy căn cứ huấn luyện Nitka đã phát huy được vai trò quan trọng dưới thời kỳ Liên Xô, nhưng sau năm 1989, việc hải quân Nga phải triển khai huấn luyện phi công ngoài lãnh thổ hiển nhiên là điều rất phiền phức. Vì vậy, hải quân Nga đã quyết định chấm dứt sứ mệnh huấn luyện tại căn cứ này, triển khai xây dựng trung tâm huấn luyện tiêm kích hạm ở Eysk, thuộc khu vực biển Azov.

Tiêm kích hạm Su-33 của Nga

Để hoàn thành kế hoạch xây dựng trung tâm huấn luyện tiêm kích hạm mới cần nguồn vốn đầu tư rất lớn, các chuyên gia của Anh ước tính Nga phải chi tới 735 triệu USD. Tuy tốn kém như vậy, nhưng dự kiến các công trình thi công giai đoạn 1 sẽ hoàn tất vào tháng 9 năm nay, thậm chí hải quân Nga đã triển khai một số hạng mục huấn luyện từ ngày 16/07 vừa qua.

Theo tư liệu của Aviation Fellowship, hiện các sàn huấn luyện phi công trực thăng vẫn đang còn xây dựng. Bộ phận cấu thành chủ yếu của hệ thống này là các mô hình “boong tàu di động” dùng để huấn luyện khả năng cất, hạ cánh của phi công trực thăng trong điều kiện tàu đang cơ động hoặc trong tình trạng sóng to gió lớn.

Tiêm kích hạm J-15 của Trung Quốc

So với các sàn và phương tiện huấn luyện của trung tâm huấn luyện tiêm kích hạm Nitka của Ukraine, các cơ sở hạ tầng và phương tiện huấn luyện của căn cứ Nga hiện đại hơn nhiều. Dự kiến đến năm 2016, trung tâm huấn luyện tiêm kích hạm Eysk sẽ hoàn tất và được đưa vào sử dụng.

Theo Aviation Fellowship, sau khi Nga ngừng sử dụng căn cứ huấn luyện nằm trên bán đảo Crimean của Ukraine, Chính phủ nước này đã bắt đầu tìm kiếm những khách hàng mới.

Hiện nay, cả Ấn Độ và Trung Quốc đều đã đánh tiếng muốn thuê căn cứ này, làm cơ sở huấn luyện phi công cho các tàu sân bay chuẩn bị hoạt động của 2 nước.

Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục xin vui lòng gửi về email: [email protected]. Trân trọng!

 

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại