Triều Tiên tuyên bố: "Việc triển khai hệ thống phóng tên lửa đa nòng này giống như một cơn ác mộng kinh hoàng đối với Mỹ.
Bởi lẽ hệ thống này có ý nghĩa chiến lược to lớn trong việc gia tăng đáng kể năng lực của Quân đội nhân dân Triều Tiên trong các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu của kẻ thù khi hoạt động trong phạm vi ở phía nam Triều Tiên”.
Đồng thời, tuyên bố còn chỉ trích Mỹ rằng Washington có những hành vi kích động và lố bịch là do nảy sinh từ nỗi khiếp đảm trước Triều Tiên.
Ngoài Mỹ, hiện nay Hàn Quốc cũng đang khẩn trương xây dựng một hệ thống chống pháo toàn diện để bảo vệ đất nước trước những mối đe dọa của các hệ thống phóng rocket đa nòng của Triều Tiên.
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 28/3, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Moon Sang-gyun cho biết trước những mối đe dọa của các hệ thống phóng rocket đa nòng và pháo tầm xa của Triều Tiên, quân đội Hàn Quốc đang xây dựng một hệ thống đối phó dựa trên khái niệm hoạt động chiến tranh chống pháo binh.
Theo tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc, loại pháo này đã được Triều Tiên phóng thử nghiệm lần đầu vào năm 2013.
Cụ thể, ngày 18/5/2013, radar giám sát biển SPY-1D trên tàu khu trục Aegis DDG-992 Yulko Yi của Hàn Quốc, phát hiện 2 vật thể được phóng lên ở vùng trời Đông Hải ở khu vực phụ cận Wonsan, tỉnh Gangwon. Khi đó, vật thể này bay với cự li ngắn (khoảng 140 - 150 km) rơi xuống khu vực biển đông bắc Wonsan.
Khi đó, quân đội Hàn Quốc khẳng định, 2 vật thể được phóng lên lúc đó nhiều khả năng là KN-09, một phiên bản cải tiến của tên lửa đất đối đất tầm ngắn KN-02 (tầm bắn tối đa 160km) vì tên lửa KN-02 chỉ có tầm bắn 120 - 150 km.
Ngoài ra, phía Hàn Quốc cũng cho rằng đa số các vụ phóng tên lửa vào Đông Hải của Triều Tiên đều là tên lửa đạn đạo đất đối đất tầm ngắn KN-02 và tên lửa chống hạm KN-01.
Còn lại, các loại pháo tên lửa của Triều Tiên chỉ có tầm bắn tối đa 65km, nên khả năng các vật thể phóng này không thể là pháo tên lửa.
Nhưng chỉ mấy giờ sau khi Triều Tiên phóng quả thứ nhất, quân đội Mỹ đã cung cấp cho Hàn Quốc một bức không ảnh do vệ tinh trinh sát của Mỹ chụp.
Trên bức ảnh hiển thị rõ nét một xe phóng tên lửa cơ động gồm 8 ống phóng cực lớn, có ngoại hình rất giống các ống phóng pháo phản lực.
Thế nhưng, so sánh với các loại pháo phản lực mà Triều Tiên hiện đang sở hữu cỡ nòng 107, 122 và 240 mm, Mỹ - Hàn nhận thấy đường kính các ống phóng này lớn hơn và số lượng ít hơn.
Hiện pháo tên lửa của Triều Tiên có số lượng ống phóng thấp nhất là 12, tối đa là 40 ống, khiến các chuyên gia quân sự Mỹ - Hàn đau đầu mà không tìm được lời giải cho đáp án này.
Hiện nay, lời khai của một kẻ đào ngũ đã giúp Mỹ - Hàn xác định sự tồn tại của một loại pháo tên lửa cỡ nòng khổng lồ 300mm trong quân đội Triều Tiên.
Vì vậy, vật thể được phóng lên ở khu vực Đông Hải ngày 18/05 đã được xác thực là loại pháo tên lửa có uy lực khủng khiếp mà Triều Tiên mới phát triển.
Từ ngày 18 - 20/5/2013, Triều Tiên đã liên tục thử nghiệm 6 quả pháo tên lửa loại này ở khu vực Đông Hải và phía Hàn Quốc đã theo dõi đường đạn của nó được cả 6 lần.
Theo đo đạc của phía Hàn Quốc, 6 quả pháo tên lửa này có tầm bắn dao động trong khoảng 130 - 150 km.
Thông thường khi thử nghiệm, người ta chỉ phóng với khoảng 70-80% tầm bắn tối đa của vũ khí, vì vậy Hàn Quốc kết luận, tầm bắn thực sự của loại vũ khí mới này sẽ lên tới 180 - 200km.
Đây quả thực là điều khiến Mỹ - Hàn kinh ngạc vì trên thế giới, không nhiều nước có thể phát triển pháo tên lửa với cỡ nòng và tầm bắn khủng như vậy.
Ngay cả các hệ thống pháo tên lửa tiên tiến 12 nòng của Nga là 9K58 “Smerch”, sử dụng đạn pháo tên lửa điều khiển đạn đạo 9M542 cùng cỡ 300mm cũng chỉ có tầm bắn tối thiểu/tối đa là 40/120km.
Vì vậy, hiện Mỹ - Hàn đang đau đầu xem xét là Triều Tiên làm sao lại phát triển được loại pháo tên lửa có tầm bắn xa như vậy.
Clip Triều Tiên thử nghiệm pháo 300mm KN-09