Nguồn tin từ tờ Tin tức quốc phòng Ấn Độ cho hay, Trung Quốc ngày 30/11/2012 đã chính thức lên tiếng phủ nhận thông tin cho rằng tiêm kích trên hạm J-15 của nước này là sản phẩm sao chép từ công nghệ chế tạo máy bay của Mỹ.
Geng Yansheng - phát ngôn viên Bộ Quốc phòng TQ cho rằng tiêm kích J-15 được sử dụng trên tàu sân bay Liêu Ninh của hải quân PLA được chế tạo dựa trên năng lực cải tiến độc lập của TQ.
"Nói rằng TQ sao chép công nghệ máy bay trên tàu sân bay của nước ngoài là không chuyên nghiệp, nếu không nói nó là lời tấn công cáo buộc có chủ đích" - ông Geng Yansheng được tờ Global Times trích dẫn tuyên bố hôm 30/11 vừa qua.
Trước đó, nhiều chuyên gia cũng khẳng định rằng J-15 của TQ là sản phẩm sao chép gần như toàn diện các đặc tính của máy bay tiêm kích Su-33 của Không quân Hải quân Nga. Tuy nhiên, TQ cũng đã bác bỏ các nhận định này, đồng thời cho rằng J-15 do TQ chế tạo bằng nội lực.
Mặc dù được thử nghiệm trên tàu sân bay từ cách đây rất lâu nhưng hôm 24/11 vừa qua, TQ mới chính thức công bố những hình ảnh chính thức ghi lại cảnh một chiếc J-15 cất, hạ cánh thành công trên tàu sân bay Liêu Ninh.
Báo Ấn Độ cho hay, TQ đang thực hiện chính sách mở rộng khả năng hải quân để thực hiện sách lược vươn ra biển xanh, chuẩn bị cho các cuộc giành giật chủ quyền biển trong tương lai dựa trên sức mạnh kinh tế và xã hội đang lớn mạnh của mình.
Tiêm kích J-15 được Ấn Độ đánh giá là có tầm hoạt động khoảng 3.000 km, chưa có khả năng nhận dầu trên không và năng lượng tấn công không đối hải đủ mạnh.
Loại tiêm kích này có thể mang một số loại tên lửa đối hạm và không đối không khác nhau.
J-15 cất cánh từ tàu sân bay Liêu Ninh |
"Nói rằng TQ sao chép công nghệ máy bay trên tàu sân bay của nước ngoài là không chuyên nghiệp, nếu không nói nó là lời tấn công cáo buộc có chủ đích" - ông Geng Yansheng được tờ Global Times trích dẫn tuyên bố hôm 30/11 vừa qua.
J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh |
Mặc dù được thử nghiệm trên tàu sân bay từ cách đây rất lâu nhưng hôm 24/11 vừa qua, TQ mới chính thức công bố những hình ảnh chính thức ghi lại cảnh một chiếc J-15 cất, hạ cánh thành công trên tàu sân bay Liêu Ninh.
Báo Ấn Độ cho hay, TQ đang thực hiện chính sách mở rộng khả năng hải quân để thực hiện sách lược vươn ra biển xanh, chuẩn bị cho các cuộc giành giật chủ quyền biển trong tương lai dựa trên sức mạnh kinh tế và xã hội đang lớn mạnh của mình.
Tiêm kích J-15 được Ấn Độ đánh giá là có tầm hoạt động khoảng 3.000 km, chưa có khả năng nhận dầu trên không và năng lượng tấn công không đối hải đủ mạnh.
Loại tiêm kích này có thể mang một số loại tên lửa đối hạm và không đối không khác nhau.