Sau khi Trung Quốc cân nhắc tới việc sử dụng UAV để chống lại nạn buôn lậu ma túy ở Myanmar, kênh CNN (Mỹ) cảnh báo: “Hôm nay là Myanmar, ngày mai rất có thể sẽ là một nơi nào khác ở châu Á hoặc xa hơn thế”.
Tờ National Journal (Tạp chí quốc gia – Mỹ) còn đặt câu hỏi: “Điều gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc sử dụng máy bay không người lái để tấn công tàu đánh cá Philippines hoặc tàu Ấn Độ ở Biển Đông?”
Trên thực tế, bây giờ không phải là lúc lo lắng liệu Trung Quốc có sở hữu được máy bay không người lái hay không: nước này đã thực sự sở hữu công nghệ này rồi. Câu hỏi đặt ra lúc này là Trung Quốc sẽ sử dụng chúng khi nào và bằng cách nào. Nhưng năng lực của Trung Quốc còn hạn chế và chắc chắn nước này sẽ bị kiềm chế về mặt chính trị.
Cách đây nửa thế kỷ, Trung Quốc đã bắt đầu phát triển năng lực máy bay không người lái bằng cách “nhái” máy bay không người lái Lavochkin La-17C của Liên Xô mà Mát x cơ va chuyển cho nước này vào những năm 1950. Ngày nay, do sự không minh bạch về quân sự của Trung Quốc nên giới quan sát rất khó xác định qui mô chương trình không người lái của nước này.
Tuy nhiên, theo nhà phân tích Ian Easton, đến năm 2011 chỉ riêng không quân Trung Quốc đã có hơn 280 máy bay chiến đấu không người lái. Nói cách khác, phi đội máy bay không người lái của Trung Quốc đã lớn và tinh vi hơn bất kỳ phi đội của tất cả các quốc gia trừ Mỹ. Dù có bước tiến khá nhanh nhưng trong lĩnh vực máy bay không người lái, Trung Quốc vẫn chỉ là “lính mới”.
Thế nhưng năng lực máy bay không người lái của Trung Quốc ngày càng lớn mạnh: Lợi kiếm (Thanh kiếm sắc bén), máy bay chiến đấu không người lái đang ở giai đoạn hoàn thiện, sẽ giúp Trung Quốc trở thành một trong số các nước hiếm hoi sở hữu công nghệ UAV tàng hình.
Trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với các nước láng giềng ngày càng leo thang, có khả năng Bắc Kinh sẽ sử dụng máy bay không người lái đặc biệt là khi Ấn Độ, Philippines và Việt Nam cũng mới đi theo Trung Quốc trong việc đầu tư vào UAV.
Trung Quốc đã sử dụng máy bay không người lái để chụp hình quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông – tâm điểm của tranh chấp chủ quyền Trung – Nhật – và để theo dõi tình hình ở biên giới với Triều Tiên.
Tuy nhiên, có vẻ là Trung Quốc sẽ không thể dễ dàng sử dụng những chiếc máy bay không người lái của mình. Bắc Kinh đã đối mặt với sự chỉ trích mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế vì sự “trơ tráo” của nước này trong các cuộc tranh chấp chủ quyền trên đất liền và trên biển. Hiện giới lãnh đạo Trung Quốc đang ra sức xóa bỏ nhận định của dư luận rằng sự lớn mạnh của nước này là mối đe dọa đối với khu vực nên nếu Bắc Kinh sử dụng máy bay không người lái cho các cuộc tranh chấp chủ quyền thì điều đó sẽ phản tác dụng.
Trung Quốc cũng lo sợ chính mình sẽ tạo ra tiền lệ sử dụng máy bay không người lái ở các điểm nóng Đông Á và khi đó có khả năng Hoa Kỳ sẽ nhảy vào “trục lợi”. Vào thời điểm này, Bắc Kinh tỏ ra hiểu những nguy cơ đó và theo Bộ Quốc phòng Trung Quốc thì tới nay nước này vẫn chỉ sử dụng máy bay không người lái cho mục đích giám sát.
Còn về vấn đề sử dụng máy bay không người lái bên ngoài lãnh thổ mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền thì sao? Trên thực tế việc Trung Quốc quyết định không sử dụng máy bay không người lái trong vụ bắt tôi phạm ma túy Myanmar cho thấy nước này đang rất thận trọng.
Theo giám đốc cơ quan phòng chống ma túy thuộc Bộ công an Trung Quốc, Bắc Kinh đã cân nhắc sử dụng máy bay không người lái mang theo 20k thuốc nổ TNT để đánh bom vùng núi nơi trùm ma túy Kham
Ngoài ra, về vấn đề tranh chấp chủ quyền vị thế mờ nhạt của Trung Quốc tại các diễn đàn quốc tế sẽ càng kiềm chế nước này trong việc sử dụng máy bay không người lái. Trung Quốc có lẽ sẽ không công khai điều động máy bay không người lái cho các cuộc tấn công chính xác hay các nhiệm vụ quân sự khác mà không “nhìn trước ngó sau” xem liệu mình có được phép làm như vậy không. Tiêu chuẩn vàng để được phép sử dụng UAV chính là một nghị quyết do Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua, giống như nghị quyết cho phép Trung Quốc can thiệp ở châu Phi vì mục đích nhân đạo và tham gia vào các hoạt động chống cướp biển ở vịnh Aden.
Có thể Trung Quốc sẽ cân nhắc tới việc sử dụng máy bay không người lái với sự cho phép ở cấp độ khu vực, ví dụ như một quốc gia nào đó sẽ cho phép Bắc Kinh tiến hành tấn công bằng máy bay không người lái trong lãnh thổ của mình. Nhưng ngay cả khi nhận được sự cho phép của cộng đồng quốc tế hoặc một quốc gia cụ thể nào đó, Trung Quốc sẽ phải cân nhắc lợi ích thu lại được so với nguy cơ bị diễn giải là nước này đang xâm phạm chủ quyền của quốc gia khác – điều mà Trung Quốc vẫn thường “hô hoán” mỗi khi các quốc gia khác hành động.
Trong lãnh thổ Trung Quốc, Bắc Kinh có thể sẽ cân nhắc dùng máy bay không người lái để chống tình trạng bạo lực hay nổi dậy xảy ra ở các khu vực biên giới nước này.
Trung Quốc cũng có thể sẽ sẵn sàng sử dụng máy bay tàng hình ở không phận nước khác mà không cần sự cho phép nếu hệ thống phòng không của nước đó không phát hiện ra. Nước này đã từng điều các tàu thu thập thông tin tình báo tới vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản và Hoa Kỳ cũng như khu vực Ấn Độ Dương.
Nói tóm lại, mặc dù Trung Quốc đang mở rộng nhanh chóng lực lượng máy bay không người lái của mình nhưng việc sử dụng lại phụ thuộc vào cả hệ thống vũ khí quân sự của nước này và nhìn chung tới nay Trung Quốc còn khá thận trọng trong việc sử dụng loại vũ khí này.