Tìm hiểu sức mạnh hải quân Đài Loan

Trịnh Thái Bằng |

Khó xảy ra chiến tranh với Trung Quốc, lại được sự bảo trợ mạnh mẽ của Mỹ, Đài Loan định hướng sử dụng hải quân bảo vệ các lợi ích trên biển. Dù số lượng nhỏ nhưng chiến hạm nổi có chất lượng rất cao.

Tàu hộ vệ tên lửa lớp Kang Ding - 6 chiến hạm

Năm 1996 các nhà thiết kế quân sự hải quân Pháp lần đầu tiên giới thiệu trên thị trường thế giới tàu khu trục hạng nhẹ (frigates) La Fayette.

Chiếc tàu đầu tiên trong lớp tàu này, La Fayette đã gây sự quan tâm đặc biệt do được áp dụng các giải pháp đầu tiên của công nghệ tàng hình.

Công nghệ tàng hình được thiết kế trên thân tàu, các trang thiết bị trên boong được đưa vào bên trong, cấu trúc phần trên chủ yếu là những đường thẳng.

Các bộ phận phản xạ sóng radio được đưa vào bên trong thân tàu, ngay cả các tời và neo cũng được đưa vào trong nhằm giảm thiểu độ phản xạ hiệu dụng.

Tàu được trang bị động cơ diesel công suất thấp nhưng hiệu suất cao, ống xả khí thải tản nhiệt (hòa khí thải với không khí lạnh môi trường) làm giảm tối thiểu quang ảnh hồng ngoại.

Để giảm tiếng ồn thủy âm tàu được ứng dụng hai giải pháp hỗn hợp Prarie-Masker mà nguyên tắc được áp dụng trên các tàu khu trục hạng nặng.

Những nỗ lực giảm thiểu độ phản xạ hiệu dụng đã đạt kết quả cao, trên màn hình radar chiến hạm có lượng giãn nước 3.600 tấn chỉ cho tín hiệu như một chiếc tàu cá 1.200 tấn. Cự ly phát hiện khinh hạm tên lửa cũng giảm đi rất nhiều nếu so sánh với các chiến hạm tương đương.

Hộ tống hạm lớp Kang Dinh

Năng lực tác chiến của khinh hạm khá cao. Tốc độ cực đại của khinh hạm là 25 hải lý/giờ, trang bị các tên lửa chống tàu hạng nhẹ và các tên lửa phòng không tầm gần. Tàu có nhiệm vụ chủ yếu là chống ngầm.

Tàu cấu trúc thiết kế tuyệt đẹp, kích thước và lượng giãn nước vừa phải, kiểu module đã làm hài lòng bất cứ khách hàng tiềm năng nào.

Các chiến hạm ứng dụng công nghệ cao được các nước giàu có quan tâm. Saudi Arabia, Singapore và Đài Loan đã nhập khẩu các tàu chiến quý tộc này.

Đài Loan đã lựa chọn cho chiến hạm hệ thống vũ khí phù hợp với ý định sử dụng

Tổ hợp tên lửa phòng không Crotale được thay thế bằng tổ hợp tên lửa Mỹ RIM-72C Sea Chaparal. Hệ thống phòng không tầm gần sử dụng các tên lửa AIM-9 Sidewinder với 4 đạn có điều khiển, tầm bắn là 6.000 m, tầm cao diệt mục tiêu từ 15 - 3.000 m.

Điểm yếu của tên lửa là khả năng chống nhiễu yếu và chỉ bắn đuổi do đầu dẫn hồng ngoại bắn đón sẽ khó bắt mục tiêu, ưu điểm là đơn giản trong khai thác sử dụng, kích thước nhỏ và giá thành hạ.

Tên lửa chống tàu của Pháp Exocet được thay thế bằng tên lửa nội địa Hsiung Feng II có tốc độ 0,85 М, tầm bắn đến 160 km. Tên lửa có đầu tự dẫn radar hồng ngoại kết hợp, cho phép tấn công các mục tiêu trên mặt biển và trên đất liền.

Pháo hạm 100 mm được thay thế bằng pháo tự động của Ý Oto Melara cỡ nòng 76 mm (85 phát/phút, tầm bắn 15 km).

Trên tàu được lắp thêm hai tổ hợp pháo tự động Thụy Điển 40 mm Bofors và hệ thống CIWS Phalanx của Mỹ. Trực thăng theo biên chế Eurocopter Panther được thay thế bằng Sikorsky SH-70 Sea Hawk.

Nhận thấy nhược điểm của hệ thống tên lửa phòng không Sea Chaparal, hải quân Đài Loan dự kiến sẽ thay thế bằng tổ hợp phòng không Thiên Kiếm 2 là sản phẩm nội địa, tổ hợp tên lửa mới cho phép tiêu diệt các mục tiêu trên không trên cư ly hàng chục km.

Hộ tống hạm lớp Kang Dinh

Ngoại trừ điểm yếu về phòng không mà Đài Loan dự kiến sẽ khắc phục vào năm 2017, các hộ tống hạm lớp Kang Ding thực sự là những khinh hạm rất mạnh.

Chúng có khả năng tác chiến tốt ở những vùng nước nông, khả năng phòng ngự tốt trước những đòn tấn công từ dưới biển và yểm trợ hỏa lực cho lực lượng đổ bộ đường biển.

Tàu ngầm diesel lớp Hai Shih - 2 chiếc

Một lực lượng hải quân thứ 3 rất nổi tiếng - không phải vì năng lực tác chiến là tàu ngầm diesel lớp Hai Shih. Đây là những tàu ngầm của Mỹ USS Cutlass và USS Tusk (tàu ngầm tuần dương lớp Balao và Tench).

Cả hai tàu ngầm này đều được đóng năm 1943 - 1944 và hạ thủy vào năm 1945.

Mặc dù thời gian phục vụ hai tàu ngầm đã thuộc bậc lão làng, nhưng các chiến hạm vẫn nằm trong biên chế chiến đấu và được sử dụng như những phương tiện huấn luyện thủy thủ tàu ngầm và thực hiện nhiệm vụ đổ bộ đặc nhiệm hải quân.

Do sự lão hóa của lớp vỏ tàu, tàu không lặn được ở độ sâu thiết kế mà chỉ hoạt động ở độ sâu an toàn. Nguyên nhân lão làng của hai tàu ngầm lớp Hai Shih là các trang thiết bị bên trong chiến hạm đã hoàn toàn được đổi mới theo chương trình hiện đại hóa GUPPY.

Những gì mà hải quân Đài Loan đang sử dụng không liên quan nhiều đến các tàu ngầm lớp USS Cutlass và USS Tusk ngoại trừ vỏ ngoài, các bộ phận bên trong đã được hiện đại hóa tuyệt đối.

Tàu ngầm USS Cutlass (SS-478)

Chương trình Greater Underwater Propulsion Power Program (GUPPY) được thực hiện bắt đầu vào những năm 1950, các nhà thiết kế Mỹ đã thay đổi hầu hết các trang thiết bị bên trong của các tàu ngầm Đức chiến lợi phẩm nhằm tăng khả năng tác chiến và thời gian lặn ngầm.

Thực tế hiện nay cả hai chiếc tàu ngầm vẫn có thể lặn với tốc độ cực đại là 17 - 18 hải lý/giờ, cự ly hoạt động vài trăm hải lý.

Tàu được lắp đặt sonar và radar hiện đại, có khả năng tấn công các chiến hạm hạng nhẹ bằng ngư lôi cỡ nhỏ của Ý, đổ bộ lực lượng đặc nhiệm và thực hiện các nhiệm vụ trinh sát, theo dõi hải quân đối phương.

Tàu ngầm hải quân Đài Loan neo đậu tại cảng

Cho đến thời điểm này, tàu ngầm vẫn là lực lượng yếu nhất của hải quân Đài Loan.

Ngoài ra, trong biên chế của Hải quân Đài Loan có 2 chiếc tàu ngầm lớp Hai Lung, nguyên bản là Zvardvis mua của Hà Lan vào nhữngnăm 1980, năm 2013 chúng được trang bị tên lửa chống tàu Harpoon.

Lực lượng tàu ngầm mỏng của Đài Loan cho thấy, Đài Loan đến thời điểm này hoàn toàn không có ý định chiến tranh với Trung Quốc.

Lực lượng hải quân với các chiến hạm nổi chủ yếu làm nhiệm vụ bảo vệ các lợi ích thương mại và các đoàn tàu vận tải, cũng như duy trì các lợi ích trên biển.

Tàu ngầm lớp Hai Lung

Ngoài 3 lực lượng tác chiến có ấn tượng đặc biệt, Hải quân Đài Loan còn sở hữu 16 khinh hạm đa nhiệm, 8 chiếc Oliver H. Perry được đóng theo giấy phép và 8 khinh hạm Knox mua từ biên chế của Hải quân Mỹ.

Ngoài ra còn có tàu đổ bộ trực thăng hạng nặng Ankordzh, 2 tàu đổ bộ lớp Newport, 10 tàu quét mìn và 40 tàu tuần biển tên lửa hạng nhẹ.

Trong biên chế Hải quân còn có trực thăng chống ngầm Sea Hawk máy bay trực thăng tuần biển hạng nhẹ Hughes 500MD - tổng số khoảng 30 chiếc.

Đài Loan có máy bay chống ngầm và cứu hộ S-2T Turbo Trekker - 26 chiếc, một nửa số đó còn khả năng hoạt động. Các máy bay này dần được thay thế bằng P-3C Orion, những chiếc máy bay đầu tiên trong số 12 chiếc đang được đưa về Đài Loan vào tháng 11/ 2013.

Tàu ngầm diesel lớp Hai Lung Hà Lan

Các tàu tuần biển tên lửa của Đài Loan

Thực tế cho thấy, sức mạnh Hải quân Đài Loan chủ yếu dựa vào các chiến hạm nổi, tham gia các sứ mệnh trên biển và bảo vệ lợi ích trên các vùng nước biển Đông.

Trong năm 2013, những sự kiện nóng bỏng ít thấy sự hiện diện của hải quân, nhưng trong những đòi hỏi chủ quyền biển vẫn có bóng dáng của Đài Loan.

Các lãnh đạo cao cấp Trung Quốc đã có lần đưa ra kế hoạch liên hiệp hai lực lượng quân sự Trung - Đài nhưng do sự phản đối của Mỹ nên đã không đưa vào hiện thực.

Năm 2012, hải quân Đài Loan đưa ra đề xuất mua thêm 8 tàu ngầm hiện đại. Cùng với mục đích gia tăng phương tiện, sức mạnh hải quân Đài Loan thực sự đáng được quan tâm đúng mức.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại