Trong khoảng thời gian chưa đầy 2 năm, Trung Quốc đã đóng và đưa vào sử dụng 2 tàu cung ứng Type 903. Hai tàu đầu tiên trong loại tàu chở hàng/dầu 23.000 tấn xuất hiện vào năm 2004.
Đến năm 2008, 2 chiếc tàu được sử dụng thường xuyên nhằm hỗ trợ 13 lực lượng đặc nhiệm được gửi đi tuần tra chống cướp biển ở Somali.
Một tàu Type 903 thường đi kèm 2 tàu chiến (tàu hộ tống hoặc khu trục). Type 903 sẽ cung cấp dầu, nước, thức ăn và những nhu yếu phẩm khác.
Trong năm 2012, Trung Quốc hạ thủy 2 tàu Type 903 lần lượt trong tháng 5 và tháng 6. Cả 2 tàu đều đang trải qua quá trình thử nghiệm trên biển. Dự kiến, 2 tàu này sẽ được đưa vào sử dụng trong năm 2013.
Mẫu tàu Type 903 của Trung Quốc tương tự với 14 tàu hậu cầu T-AKE lớp Lewis and Clark đang được Mỹ sử dụng. Tuy nhiên, tàu hậu cần lớp Lewis and Clark của Mỹ có lượng giãn nước 40.000 tấn thay vì 20.000 tấn như của Trung Quốc.
Ngoài ra, 14 tàu lớp Lewis and Clark của Mỹ chỉ là một phần trong số lượng tàu cung ứng của nước này. Trung Quốc cần nhiều tàu cung ứng hơn vì nước này đang bắt đầu gửi tàu chiến tới các vùng xa, không chỉ Somali mà còn ở Thái Bình Dương.
Trung Quốc đã dành 2 thập kỷ để đào tạo thủy thủ cho các tàu hậu cần trên biển. Hiện nay, rất dễ để có thể thấy tàu hậu cần Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương đang tiếp nhiên liệu cho 2 tàu chiến cùng một lúc.
Ban đầu, Trung Quốc chỉ có thể tiếp dầu cho một tàu bằng cách tàu nhận ở phía sau tàu cung cấp. Sau đó, Trung Quốc học được cách tiếp dầu khi 2 tàu đi song song cạnh nhau. Cách này tuy phức tạp hơn nhưng giúp tàu hậu cần có thể tiếp dầu cho 2 tàu một lúc.
Đây là một phần trong những nỗ lực của Trung Quốc giúp các tàu chiến hiện đại có thể hoạt động trong thời gian dài trên biển. Ngoài những chiếc tàu được gửi đến Somali, Trung Quốc cũng gửi một đội tàu bao gồm tàu đổ bộ, tàu khu trục và tàu hộ tống đến biển Hoa Đông trên những chuyến hải trình từ 10-20 ngày và có thể kéo dài hơn.
Trung Quốc đang chăm chỉ học tập cách sử dụng lớp tàu hậu cần mới nhằm mục đích cung ứng nhu yếu phẩm cũng như tiếp dầu cho những con tàu đang di chuyển. Điều này đòi hỏi kỹ năng cũng như việc thực hành và Trung Quốc đang học hỏi cả 2 thông qua những chuyến tàu hậu cần thường xuyên. Thủy thủ đoàn cũng học cách luôn phải có đủ lượng nhu yếu phẩm cần thiết cũng như sắp xếp các trạm tiếp tế ở cảng địa phương.
Phương pháp bổ sung trên biển hiện đại được Mỹ phát triển trong Thế chiến II khi nước này thiếu những căn cứ hậu cần ở Thái Bình Dương. Sau đó, các hạm đội tiếp tế (Servrons) trở thành thành phần thiết yếu trong Hải quân Mỹ.
Những chiến hạm Mỹ thường ở trên biển đến 6 tháng và được tiếp tế trên biển bằng Servron. Rất ít lực lượng hải quân có thể so được với Mỹ trên phương diện này do phí tổn của tàu Servron cũng như những huấn luyện cần thiết cho tiếp tế trên biển. Trung Quốc đang cố gắng đuổi kịp Mỹ nhằm giúp cho những hạm đội của nước này hoạt động hiệu quả hơn