Diễn đàn vk/russianarmynews (Nga) ngày 12/3 đã đăng tải thông tin về màn thị uy của tiêm kích MiG-25 trên bầu trời thủ đô Tel Aviv của Israel khiến không quân nước này bất lực trong nhiệm vụ đối phó, kể cả đánh chặn.
Vụ việc xảy ra trong bối cảnh cuộc chiến tranh Yom Kippur ở Trung Đông giữa Israel và Ai Cập cùng Syria tháng 10/1973. Khi phát hiện ra kế hoạch Israel chuẩn bị dùng vũ khí hạt nhân, Liên Xô quyết định hành động cảnh cáo Israel.
Vào sáng 13/10/1973, Thiếu tá không quân Alexander Danilovich Vertievets của Liên Xô nhận lệnh trực chiến với tiêm kích MiG-25. Lúc 6h15, ông được chỉ huy trao 1 bức điện đóng dấu tối mật.
Đến 8h12, trên màn hình radar ở sở chỉ huy phòng không tại thủ đô Tel Aviv xuất hiện một chấm sáng. Lệnh báo động vang lên. Chấm sáng này di chuyển từ Đông Bắc sang Tây Nam và tiến sát Tel Aviv.
Lập tức ba chiếc tiêm kích Mirage của Không quân Israel (do Pháp chế tạo) bay lên truy cản bằng cách liên lạc vô tuyến yêu cầu máy bay lạ hạ cánh. Nhưng dù thông điệp được phát đi bằng tiếng Ả Rập hay tiếng Anh, máy bay lạ không trả lời.
Khi phát hiện mục tiêu trên radar, các máy bay Mirage không bám được chiếc máy bay lạ bay quá nhanh, nên phóng tên lửa Hawk nhưng không trúng mục tiêu.
Chiếc máy bay lạ còn lượn qua lại đến 6 vòng trên bầu trời Tel Aviv ở độ cao hơn 21 km. Cảnh cáo bất thành, tiêm kích F-4 Phantom xuất kích và phóng tên lửa đánh chặn. Tuy nhiên, tên lửa cũng không hạ được máy bay lạ do tốc độ di chuyển của nó quá nhanh.
Lập tức, Bộ trưởng Quốc phòng Israel, Moshe Dayan báo cáo vụ việc cho Thủ tướng Israel lúc đó là Golda Meir. Sau đó, người đứng đầu chính phủ Israel đã quyết định huỷ bỏ kế hoạch sử dụng vũ khí hạt nhân chống Ai Cập và Syria.
Tại thời điểm đó, radar của Israel ghi nhận vận tốc của chiếc tiêm kích MiG-25 lên đến 3.395 km/h.
Máy bay Mỹ nghỉ hưu vì MiG-31
Sau sự kiện MiG-25 trên bầu trời Tel Aviv, phương Tây còn “mất mặt” với màn truy đuổi của MiG-31 với máy bay trinh sát bay nhanh nhất thế giới SR-71 thuộc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) hồi năm 1986.
Theo lời kể của Đại tá Myagkiy trong lần đánh chặn ngày 31/1/1986, chiếc MiG-31 của ông cất cánh cùng với phi công điều khiển vũ khí Aleksey Parshin.
Máy bay của họ đã phá vỡ bức tường âm thanh ở độ cao 8.000 m. Sau khi lên tới độ cao 16.000 m, MiG-31 đã khóa hồng ngoại được chiếc SR-71 và chỉ số hiển thị trên radar cho thấy, mục tiêu đang cách họ 120 km.
Máy tính của máy bay tự động nạp dữ liệu mục tiêu vào tên lửa, và 4 hình tam giác xuất hiện trên mục tiêu được chiếu sáng ở mũ hiển thị. Một nữ quân nhân làm nhiệm vụ kiểm soát từ trung tâm điều khiển mặt đất có tên Rita phát lệnh “tấn công”.
Ở độ cao 20.000 m, một lần nữa máy tính thông báo lệnh “tấn công”. Chiếc SR-71 Blackbird lúc đó đang bay phía trên máy bay mà phi công Myagkiy điều khiển khoảng 2km và mắt ông đã nhìn thấy chiếc máy bay.
“Nếu máy bay do thám này vi phạm không phận Liên Xô, một vụ phóng tên lửa trực tiếp sẽ được thực hiện. Thực tế là không có cơ hội nào để chiếc máy bay (SR-71) có thể tránh một tên lửa R-33”, Đại tá Myagkiy nói.
Sau đó, các quan chức Không quân Liên Xô vẫn chưa bằng lòng với những gì họ đã làm được. Họ muốn SR-71 biến mất hoàn toàn khỏi bầu trời.
Ngày 3/6/1986 họ đã dùng tới không phải một mà 6 chiếc MiG-31 để đánh chặn SR-71 trên vùng biển Barents. Sáu chiếc MiG-31 Foxhound thực hiện phối hợp đánh chặn làm cho SR-71 phải chịu một cuộc tấn công từ tất cả các góc.
Áp lực cực mạnh mà Foxhound bổ lên SR-71 Blackbird đã có kết quả. Sau vụ 6 máy bay MiG-31 bao vây một SR-71, nó (SR-71) đã không bao giờ dám bén mảng tới gần biên giới Liên Xô và 3 năm sau (1989), CIA đã hủy bỏ chương trình SR-71.
Clip tiêm kích MiG-25 bắn hạ mục tiêu