Sẽ chẳng có gì đáng bàn về lời đề nghị của Ấn Độ nếu nó không diễn ra sau khi IAF công khai nghi ngờ về khả năng của tiêm kích T-50 và công nghệ được ứng dụng trên FGFA.
Theo đó, dù được Nga tung hô là tiêm kích số 1 thế giới, hơn hẳn F-22 và F-35 của Mỹ, nhưng Ấn Độ đang nghi ngờ những thông tin Nga công bố về T-50. Trong ảnh: Đồ họa tiêm kích FGFA.
Theo nguồn tin trên, nguyên nhân chủ yếu là do Nga từ chối cung cấp tài liệu kỹ thuật liên quan đến máy bay chiến đấu thế hệ mới, đồng thời hai bên còn tồn tại mâu thuẫn trong phân công cụ thể việc thực hiện chương trình. Trong ảnh: Thiết kế của tiêm kích FGFA.
Trước đây Nga đã nhiều lần tuyên bố rằng tính năng của T-50 vượt trội hơn F-22 của Mỹ, nhưng lại không thể chứng minh điều này được với Ấn Độ. Các quan chức Không quân Ấn Độ cho rằng T-50 thậm chí không thể vượt mặt máy bay F-35 đang còn rất nhiều khiếm khuyết.
Trên thực tế, hệ thống động lực học, thiết bị điện tử hàng không và các loại vũ khí có thể mang của máy bay T-50 không thể để lại ấn tượng sâu sắc cho phía Ấn Độ. Trong ảnh: Đồ họa tiêm kích FGFA.
Nguồn tin từ phía Không quân Ấn Độ chỉ ra rằng ngay cả khi hai nước có thể thành lập doanh nghiệp liên doanh sản xuất máy bay chiến đấu FGFA, Ấn Độ cũng không có khả năng có được những thông tin liên quan đến công nghệ độc quyền của các hệ thống trên máy bay chiến đấu mới này.
Vì vậy, nó không thể vận dụng vào việc thực hiện dự án máy bay chiến đấu FGFA. Trong ảnh: Tiêm kích T-50.
Nga luôn cố gắng thuyết phục Ấn Độ ký hợp đồng cùng nghiên cứu máy bay chiến đấu FGFA với tổng trị giá 6 tỷ USD, nhưng Không quân Ấn Độ vẫn không thể tin Nga sẽ cung cấp công nghệ và tài liệu liên quan.
Trước đây, Nga cũng từng cố gắng thu hút Brazil và Malaysia tham gia vào kế hoạch nghiên cứu chung loại máy bay thế hệ 5, nhưng không thể thực hiện. Trong ảnh: Tiêm kích T-50.
Trước thực tế đang diễn ra thì lời đề nghị của Không quân Ấn Độ được phép lái thử tiêm kích T-50 cho thấy, New Delhi đang "hết kiên nhẫn" với Nga về dự án tiêm kích tàng hình chung FGFA.
Được biết, Ấn Độ và Nga ký kết chương trình hợp tác nghiên cứu chế tạo chung một loại tiêm kích tàng hình gọi là FGFA, phiên bản của T-50 từ năm 2007. Trong ảnh: Tiêm kích T-50.