Thỗ Nhĩ Kỳ lại qua mặt Mỹ bán trực thăng tấn công cho Pakistan?

Tuân Việt |

(Soha.vn) - Mới đây, Thổ Nhĩ Kỳ đã cung cấp ba trực thăng vũ trang T-129 cho Pakistan bất chấp các trở ngại từ phía Mỹ.

Theo các nguồn tin cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ đang tích cực hoàn thành các thủ tục để bán các máy bay trực thăng tấn công T-129 cho Pakistan và sẵn sàng đồng ý với các điều khoản về tài chính cũng như cung cấp kỹ thuật. Được biết, Pakistan đang cố gắng tìm một loại trực thăng chiến đấu mới để thay thế cho phi đội AH-1F đã quá già nua.

Tuy nhiên, nhiều khả năng Mỹ sẽ gây trở ngại tới quá trình mua bán các trực thăng tấn công T-129 vì liên quan tới nhiều vấn đề kỹ thuật, kinh tế cũng như chính trị.

Các phương tiện truyền thông Pakistan cho biết, nếu thỏa thuận thành công Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ giúp nước này tự lắp ráp các trực thăng vũ trang T-129 tại nhà máy lắp ráp máy bay Pakistan Aeronautical Complex (PAC).

	Trực thăng tấn công T-129.

Trực thăng tấn công T-129.

Mới đây nhất, trong khuôn khổ các cuộc họp của Hội đồng hợp tác cấp cao với thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã đưa vào thảo luận về hợp đồng tiềm năng từ các trực thăng vũ trang T-129.

Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận rằng, cuộc đàm phán đã “thành công ở một mức độ nhất định”, và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cam kết bất kỳ thỏa thuận nào có thể, không chỉ “vì lợi ích tài chính” mà còn tăng cường “tiềm năng chiến lược”.

Chúng tôi thấy rằng cả hai nước đều mong muốn hợp tác”, một quan chức cấp cao của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết. “Chúng tôi có một tầm nhìn dài hạn hơn bất kỳ thỏa thuận nào trước đây. Chúng tôi không chỉ nhằm mục đích giành chiến thắng trong một hợp đồng vũ khí với nước ngoài mà còn xem trọng nhiều lợi ích khác cho ngành công nghiệp địa phương. Chiến thắng trên thị trường Pakistan có thể gây tiếng vang lớn trên quốc tế cho T-129 và mở đường cho các hợp đồng tương lai”.

Thỗ Nhĩ Kỳ lại qua mặt Mỹ bán trực thăng tấn công cho Pakistan?
 

Một nguồn tin đáng tin cậy từ chính phủ Pakistan cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ đã cung cấp ba trực thăng T-129 cho Pakistan với 2.300 phụ tùng. Tuy nhiên thông tin cũng không cho biết chính xác biến thể nào của T-129 đã được sử dụng. Biến thể T-129A hiện đang trong quá trình thử nghiệm, trong khi các yếu tố kỹ thuật của biến thể T-129B vẫn còn đang phát triển.

Được biết, thỏa thuận cung cấp các trực thăng vũ trang T-129 cũng sẽ tương tự như thỏa thuận cung cấp các súng pháo kéo Panter 155mm của Thổ Nhĩ Kỳ cho Pakistan trong năm 2009. Hiện tại, các súng pháo kéo Panter đang được sản xuất tại khu công nghiệp Taxila của Pakistan.

Tuy nhiên, một số thông tin cũng cho biết, thỏa thuận cũng đang gặp phải nhiều trở ngại liên quan tới vấn đề tài chính vì Pakistan không có tình hình tài chính tốt nhất và lên tiếng nghi ngờ về khả năng Pakistan có thể mua được các trực thăng T-129.

Thỗ Nhĩ Kỳ lại qua mặt Mỹ bán trực thăng tấn công cho Pakistan?
 

Một trở ngại nghiêm trọng hơn chính là phải được sự cho phép của Mỹ để xuất khẩu động cơ CTS800-4N LHTEC. Được biết, giấy phép xuất khẩu của Mỹ đối với động cơ của T-129 sẽ là rất quan trọng. Điều này có thể dẫn đến nhiều thảo luận phức tạp ở Washington, liên quan đến nhiều yếu tố kinh tế và chính trị.

Với tình hình hiện nay, có thể Nhà Trắng hoặc Lầu Năm Góc sẽ cố gắng từ chối cấp giấy phép xuất khẩu các động cơ của T-129 sang Thổ Nhĩ Kỳ. Bằng việc chỉ cần một vài thành viên chính phủ hay thượng nghị sĩ tỏ ra do dự thì toàn bộ thỏa thuận có thể bị tạm dừng.

Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn kỳ vọng vào sự thành công của quá trình xuất khẩu các trực thăng T-129.

T- 129 đã được thử nghiệm kỹ lưỡng trước khi cung cấp cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Các quan chức hy vọng quá trình bàn giao các trực thăng đầu tiên sẽ được thực hiện trong vòng vài tuần tới.

Thỗ Nhĩ Kỳ lại qua mặt Mỹ bán trực thăng tấn công cho Pakistan?
 

Được biết, Azerbaijan cũng đang muốn mua 60 máy bay trực thăng T-129 của Thổ Nhĩ Kỳ. Hơn nữa, quốc vương Jordan Abdullah cũng đã đến thăm nhà máy Công nghiệp và Không gian vũ trụ Thổ Nhĩ Kỳ, đồng sản xuất của T-129, và đã đánh giá cao khi kiểm tra cả hai trực thăng T-129.

Trong khi đó, Mỹ đang cố gắng “lôi kéo” Pakistan với một hợp đồng mua bán các trực thăng AH-1Z Viper.

Pakistan đã dành ra khoản ngân sách khoảng 300 triệu USD dành cho chương trình mua sắm quốc phòng trong năm 2013- 2014, mà nhiều khả năng có thể được sử dụng để mua các máy bay trực thăng tấn công Viper.

Thỗ Nhĩ Kỳ lại qua mặt Mỹ bán trực thăng tấn công cho Pakistan?
 

Quá trình thảo luận về hợp đồng mua bán các trưc thăng Viper cũng là một phần quan trọng trong chuyến đi của Phó Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đến Islamabad vào ngày 17/9 vừa qua.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, Pakistan sẽ không dễ bị lôi kéo để chọn Vipers mà bỏ qua T-129. Các trực thăng Viper sẽ khó được chấp nhận khi chi phí vận hành quá cao cũng như các mâu thuẫn giữa Mỹ và Pakistan.

T-129 do công ty Agusta Westland (một công ty con của Tập đoàn Finmeccanica, Ý) phát triển dựa trên trực thăng tấn công A-129 Mangusta, được thiết kế theo yêu cầu của lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ.

Trực thăng tấn công T-129 được trang bị động cơ mới, cải tiến cho phép nó có tốc độ, tầm hoạt động và trần bay lớn hơn rất nhiều so với người tiền nhiệm A-129.

Thỗ Nhĩ Kỳ lại qua mặt Mỹ bán trực thăng tấn công cho Pakistan?
 

T-129 là loại trực thăng tấn công hai chổ ngồi hiện đại, có khả năng hoạt động trong nọi điều kiện thời tiết. Máy bay được vũ trang một khẩu pháo 20mm phía trước, hai cánh bên hông có khả năng mang 8 tên lửa chống tăng Umtas, rocket không điều khiển 57mm, ngoài ra, máy bay còn được trang bị tên lửa đối không Stinger.

Hệ thống điện tử trên máy bay rất hiện đại được sản xuất bởi Thales. Radar có tầm phát hiện mục tiêu là 30km, cung cấp khả năng tác chiến ngay cả khi tầm nhìn bị che khuất.

Thỗ Nhĩ Kỳ lại qua mặt Mỹ bán trực thăng tấn công cho Pakistan?
 

Sự có mặt của T-129 trong không quân Thổ Nhĩ Kỳ sẽ nâng cao năng lực chống tăng, chống xe bọc thép, tiêu hao sinh lực địch, yểm trợ hỏa lực chiến đấu cho các cho các đơn vị bộ binh của quân đội nước này.

Trực thăng tấn công T-129 có chiều dài 14,6 m, sải cánh 11,9m, trọng lượng cất cánh tối đa 5.000kg. Máy bay trang bị động cơ LHTEC T-800, công suất 1.014kW cho phép nó đạt tốc độ 269km/h, tầm hoạt động 561km và trần bay 6.096m.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại