Thổ Nhĩ Kỳ bắn trộm sau lưng Su-24 của Nga do cay cú vì mất mồi!

Chuyên gia quân sự Minh Quân |

Hôm 24/11/2015, máy bay tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn rơi một chiếc máy bay cường kích Su-24M của Không quân Nga đang tham gia chiến dịch truy quét khủng bố trên lãnh thổ phía bắc Syria.

Bắn trộm sau lưng do cay cú vì mất mồi

Vào hồi 10 giờ 24 phút giờ Moskva ngày 24/11/2015, máy bay tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ (TNK) trong khi bay trực ban trên không gần biên giới với Syria đã bắn rơi 1 máy bay Su-24M của Không quân Nga ngay trên không phận tỉnh Latakia của Syria.

Theo giải thích từ phía Thổ Nhĩ Kỳ, chiếc máy bay bị bắn hạ của Nga đã xâm phạm không phận TNK và phớt lờ 10 lần cảnh báo liên tục trong vòng 5 phút từ phía máy bay phòng không của nước này.

Phía Nga đã bác bỏ giải thích của TNK, đồng thời đưa ra dữ liệu ra đa của Nga và Syria cho thấy chiếc Su-24M chưa hề xâm phạm không phận, nhưng vẫn bị máy bay Thổ Nhĩ Kỳ vượt qua biên giới Syria bắn hạ từ phía sau bằng tên lửa AIM-9X.


Chiếc Su-24M của Nga bốc cháy sau khi trúng tên lửa đối không của Thổ Nhĩ Kỳ từ phía sau. Ảnh: Interfax.ru.

Chiếc Su-24M của Nga bốc cháy sau khi trúng tên lửa đối không của Thổ Nhĩ Kỳ từ phía sau. Ảnh: Interfax.ru.

Tại sao phía Thổ Nhĩ Kỳ lại “dám” đụng vào máy bay Nga ngay trên không phận Syria? Liệu đây là hành động khinh suất nhất thời hay có gây hấn quân sự chủ đích của chính quyền Ankara đối với chiến dịch chống khủng bố của Nga tại Syria?

Phải nói ngay rằng việc bắn rơi máy bay Su-24M của Nga không phải là hành động khinh suất nhất thời của viên phi công lái máy bay chiến đấu F-16 của KQ Thổ Nhĩ Kỳ.

Đây là hành động gây hấn quân sự có chủ đích của chính quyền tổng thống Recep Tayyiv Erdogan nhằm đạt các tham vọng chính trị cả trong nước lẫn khu vực.

Đối với nội bộ TNK, TT Erdogan ngay từ khi khởi nghiệp chính trường đã gắn sự nghiệp chính trị của mình với tham vọng khôi phục thời kỳ hoàng kim của Đế quốc Ottoman và xây dựng ảnh hưởng của TNK tại các vùng đất từng thuộc đế chế trước kia của người Thổ.

Trong quá trình theo đuổi tham vọng đế chế để đời của mình, TT Erdogan luôn vấp phải cái bóng của người Nga và nhất là TT Putin: từ vấn đề TLPK đảo Síp trước đây, tới cộng đồng người Tatar trên bán đảo Crưm nhập Nga và nay là vấn đề người gốc Thổ ở Syria.

Mặc dù có nhiều nét tương đồng với phong thái lãnh đạo quyết đoán của tổng thống Nga Vladimir Putin, nhưng trong những màn đối đầu với tham vọng đế chế Nga, tổng thống Erdogan với tham vọng đế chế Ottoman cho người Thổ luôn phải chịu lép vế.

Nếu có những hành động đơn phương công khai thách thức sức mạnh Nga thì hẳn là Thổ Nhĩ Kỳ không dám nghĩ tới.

Nhưng dựa hơi NATO và khai thác ý đồ địa chiến lược của Mỹ để kiềm chế Nga cho những mục tiêu chính trị nội bộ và khu vực thì tổng thống Erdogan đã có đầy những toan tính.

Nếu nói chính quyền tổng thống Recep Erdogan lệnh cho không quân bắn rơi máy bay chiến đấu Nga giúp người Thổ “hả dạ” nhằm ghi điểm chính trị trong nước thì cũng đúng, nhưng chưa đủ.

Trong vấn đề Syria, Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều toan tính mập mờ khuất tất đối với sự toàn vẹn lãnh thổ của Syria, cũng như xử lý vấn đề cộng đồng người gốc Thổ ở đây.


Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan lớn tiếng chỉ trích Nga không kích cộng đồng người gốc Thổ ở khu vực biên giới trên đất Syria ngay đêm trước hôm bắn rơi máy bay Nga. Ảnh: AP.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan lớn tiếng chỉ trích Nga không kích cộng đồng người gốc Thổ ở khu vực biên giới trên đất Syria ngay đêm trước hôm bắn rơi máy bay Nga. Ảnh: AP.

Cộng đồng người gốc Thổ ở Syria có dân số từ 1,5 triệu tới 3,5 triệu người, quần cư tại 6 tỉnh của Syria, nhưng đông nhất dọc theo các tỉnh biên giới của Syria là Latakia và Aleppo.

Trong cuộc nội chiến Syria, người gốc Thổ tham gia hoạt động chống chính phủ trong Liên minh người Syria gốc Thổ và cung cấp khoảng 10.000 phiến quân cho cái gọi là Quân đội người Syria gốc Thổ.

TNK trong giai đoạn đầu nội chiến Syria đã đứng ra bảo vệ và hỗ trợ cho Quân đội người Syria gốc Thổ.

Đồng thời bí mật liên minh đội quân hải ngoại này với lực lượng IS để bành trướng lãnh thổ người gốc Thổ và đẩy đuổi cộng đồng người Kurd vào sâu trong nội địa Syria.

Ngoài vấn đề bành trướng lãnh thổ cho người Syria gốc Thổ và tạo vùng đệm chia cắt cộng đồng người Kurd Thổ Nhĩ Kỳ với cộng đồng người Kurd Syria và người Kurd Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ còn hưởng lợi lớn từ hoạt động buôn lậu dầu mỏ mà IS cướp đoạt.

Vì những toan tính này, TNK rất sốt sắng vận động liên quân Mỹ thiết lập vùng cấm bay trên địa bàn người Syria gốc Thổ ở phía bắc Syria.

Đồng thời lờ đi việc tiếp tay cho lực lượng khủng bố IS duy trì nguồn tài chính thu được từ dầu mỏ để nuôi dưỡng các hoạt động khủng bố bên trong và bên ngoài lãnh thổ các nước Syria và Iraq.

Khi bị Nga chỉ mặt hỗ trợ khủng bố IS và đẩy Mỹ, Pháp vào thế phải không kích tuyến buôn lậu dầu mỏ để cắt hầu bao của IS sau các vụ khủng bố máy bay chở khách và thảm sát ở Paris, Thổ Nhĩ Kỳ đã phát khùng.

Đêm trước hôm máy bay tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay cường kích Su-24M của Nga, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan đã đăng đàn chỉ trích các trận không kích của Nga vào khu vực “đã xí phần” của người Syria gốc Thổ trên lãnh thổ Syria.

Hành động bảo vệ người gốc Thổ ở Syria đã giúp tổng thống Erdogan có cớ ban mật lệnh cho phép bắn hạ mục tiêu trong quy tắc phòng không Thổ Nhĩ Kỳ và bảo vệ ông trước các đối thủ chính trị trong nước trước rủi ro từ động thái chọc giận người Nga.

Ngoài ra, tương tự như trường hợp Pakistan hỗ trợ lực lượng Mujahideen chống quân đội Liên Xô ở Afghanistan, Thổ Nhĩ Kỳ muốn qua hành động thực tế để chứng minh vai trò xung kích kiềm chế Nga của mình trong vấn đề Syria trước Phương Tây.

Với toan tính này, tổng thống Recep Erdogan đã chấp nhận đánh đổi lợi ích chiến lược hiện có của Thổ Nhĩ Kỳ với Nga để nhận được sự ủng hộ từ Phương Tây cho sự nghiệp chính trị cá nhân của ông ta.

Khi bắn rơi máy bay Nga, phía TNK đã vi phạm bộ nguyên tắc tránh va chạm và bảo đảm an toàn bay giữa các lực lượng không quân liên minh do Mỹ dẫn đầu.

Trong đó có TNK, với Nga cùng cam kết thực hiện khi tiến hành các trận không kích chống IS trên lãnh thổ Syria, nguyên tắc này vừa được Mỹ và Nga ký kết cách nay hơn một tháng.

Tất nhiên, hành động bắn lén sau lưng máy bay chiến đấu không của Nga vốn không có khả năng không chiến được Thổ Nhĩ Kỳ biện hộ là do máy bay Nga vi phạm không phận mà không chấp hành cảnh báo của máy bay phòng không.

Nhưng liệu phía Nga có chấp nhận lời biện hộ của Thổ Nhĩ Kỳ và liệu Nga có giáng đòn trừng phạt trả đũa máy bay Thổ Nhĩ Kỳ?

Nga trừng phạt vụ bắn lén của Thổ Nhĩ Kỳ như thế nào?

Nga phản ứng khá kiềm chế trước vụ việc máy bay chiến đấu của mình bị không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi. Thái độ của Nga xuất phát từ nhận thức tình hình thực tế và những bài học lịch sử.

Nhận thức tình hình thực tế cho thấy giải pháp chính trị cho vấn đề Syria có lợi cho chính quyền Syria và Nga là phải tạo được liên minh chống IS rộng rãi và từng bước bạch hóa, dẫn tới loại trừ sự tiếp tay của hơn 40 nước cho lực lượng IS.

Mọi động thái trả đũa quân sự của Nga có thể khiến Thổ Nhĩ Kỳ:

"Nếu không viện dẫn được Điều 5 phòng vệ tập thể của NATO, tiếp tay mạnh hơn nữa cho IS và vận dụng điều khoản của Công ước Montreux về quy chế các Eo biển để cấm cản tiếp viện đường biển của HQ Nga tới Syria và toàn bộ vùng biển Địa Trung Hải".

Còn bài học lịch sử cho thấy, ngay cả khi ở thế thượng phong chiếm ưu thế trên không:

"Máy bay cường kích của một cường quốc vẫn có thể bị máy bay tiêm kích của một nước hỗ trợ cho phe đối địch, và cũng là láng giềng với đất nước mà cường quốc đó đang can thiệp quân sự, bắn rơi khi đang không kích ở khu vực tiếp giáp biên giới hai nước".

Trường hợp máy bay Mỹ bị máy bay tiêm kích Trung Quốc bắn hạ khi bắn phá mục tiêu trên đất Miền Bắc Việt Nam sát không phận biên giới Việt-Trung là một ví dụ.

Hay như trường hợp máy bay chiến đấu của Không quân Xô viết bị máy bay tiêm kích Pakistan bắn hạ khi tiễu phỉ Hồi giáo cực đoan Afghanistan trên biên giới với Pakistan.

Trong các trường hợp này, bên bắn rơi máy bay đối phương luôn tuyên bố máy bay bên kia xâm phạm không phận của mình, còn bên có máy bay bị bắn rơi thì tuyên bố ngược lại.

Sẽ không có trả đũa trực tiếp nếu bên có máy bay bị bắn rơi không muốn lôi một địch thủ “cậy gần nhà” vào cuộc xung đột quân sự hạn chế với lực lượng viễn chinh của mình.

Với Nga, phản ứng kiềm chế với động thái gây hấn quân sự lần này của Thổ Nhĩ Kỳ càng có ý nghĩa quan trọng trước cuộc gặp thượng đỉnh Nga-Pháp tại Moskva vừa diễn ra vào ngày 26/11/2015 để định hình liên minh và chiến lược xóa sổ IS gắn với giải pháp chính trị toàn diện cho Syria.

Tuy nhiên, phản ứng kiềm chế không có nghĩa là Nga đánh đổi sự tôn nghiêm của một cường quốc trước hành động gây hấn quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ.

Các nhà lãnh đạo Nga từ tổng thống Vladimir Putin, thủ tướng Dmitry Medvedev, bộ trưởng ngoại giao Sergey Lavrov đều ngay lập tức lên tiếng chỉ trích chính quyền của TT Recep Erdogan trong vụ việc máy bay Su-24M của Nga bị không quân TNK bắn rơi.

Tổng thống Nga V.Putin ngoài việc lên án hành động bắn hạ máy bay của Thổ Nhĩ Kỳ như “một nhát dao đâm sau lưng” người Nga, còn cảnh báo công dân Nga về mối hiểm họa Hồi giáo cực đoan khi du lịch và lưu trú trên đất Thổ Nhĩ Kỳ.


Trung tướng Sergey Rudskoy – Cục trưởng Cục tác chiến Bộ tổng tham mưu Quân đội Nga trong cuộc họp báo nêu phản ứng chính thức của Nga về vụ việc. Ảnh: Ria.ru.

Trung tướng Sergey Rudskoy – Cục trưởng Cục tác chiến Bộ tổng tham mưu Quân đội Nga trong cuộc họp báo nêu phản ứng chính thức của Nga về vụ việc. Ảnh: Ria.ru.

Thủ tướng Nga D. Medvedev tuyên bố ngừng đưa du khách Nga tới Thổ Nhĩ Kỳ và kế hoạch sơ tán công dân Nga khỏi nước này, đồng thời tuyên bố xem xét lại tất cả các dự án hợp tác kinh tế đã ký kết giữa hai nước.

Ngoại trưởng Nga S. Lavrov cũng đình chỉ chuyến công tác tới Ankara và ngừng mọi cuộc tiếp xúc với phía Thổ Nhĩ Kỳ trong quá trình tìm kiếm giải pháp chính trị cho vấn đề Syria.

Trong cuộc họp báo của Bộ quốc phòng Nga về sự việc chiếc Su-24 bị bắn rơi:

"Cục trưởng Cục tác chiến BTTM Quân đội Nga – Trung tướng Sergey Rudskoy đã cung cấp thông tin kiểm tra khách quan và dữ liệu tình báo rađa cho thấy máy bay Nga bị máy bay Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi ngay trên bầu trời Syria".

Tại cuộc họp báo này, đại diện BQP Nga đã thông báo tăng cường vũ khí phòng không bảo vệ các căn cứ quân sự của Syria được Nga sử dụng cho chiến dịch chống IS và 3 biện pháp ứng phó tình huống tức thời như sau:

Một, mọi đòn không kích của máy bay cường kích Nga chỉ được tiến hành khi được máy bay tiêm kích hộ tống.

Hai, tăng cường các biện pháp PK với việc điều động tàu tuần dương Moskva trang bị tổ hợp tên lửa phòng không S-300F “Fort” (S-300 trên tàu hải quân) triển khai ngoài khơi Latakia. Mọi mục tiêu có khả năng gây nguy hại cho lực lượng Nga đều sẽ bị bắn hạ.

Ba, mọi liên hệ qua đường dây quân sự với Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị đình chỉ.

Như vậy có thể thấy động thái phản ứng kiềm chế của Nga về mặt quân sự đối với sự kiện này chỉ dừng lại việc thiết lập vùng cấm bay tạm thời có phạm vi bao trùm căn cứ Hmeymim và toàn bộ không phận chiến dịch chống khủng bố giáp biên giới Syria-TNK.

Trong vùng cấm bay này, các máy bay liên minh do Mỹ dẫn đầu đóng tại căn cứ không quân Incirlik ở thành phố Adana Thổ Nhĩ Kỳ sẽ do tên lửa phòng không S-300F “Fort” trên tàu tuần dương Moskva khống chế.

Trong khi đó, các máy bay tiêm kích F-16C/D vừa mới bắn rơi máy bay Nga thuộc Liên đội tiêm kích phản lực số 8 Bộ tư lệnh KQ chiến thuật số 2 của TNK đóng ở căn cứ Diyarbakır sẽ do các máy bay tiêm kích Su-30SM của KQ Nga đóng ở Hmeymim khống chế.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại