Trong đó chỉ rõ, các tàu hải giám TQ có thể được quyền áp tải, hoặc trục xuất các tàu nước ngoài xuất hiện trên biển Đông.
Tuy nhiên, TQ đã dùng thủ đoạn để tránh né búa rìu dư luận về vấn để này. TQ sẽ không sơn màu xám như tàu chiến cho các tàu ngăn chặn và quấy nhiễu này, mà sơn trắng như các tàu bảo vệ bờ biển.
Sơn màu trắng và các sọc đỏ dọc trên thân tàu được quốc tế công nhận là một cách để nhận biết các tàu bảo vệ bờ biển.
Điều này sẽ ít bị chú ý hơn so với các tàu chiến. Hơn nữa, TQ cũng cho phép các tàu dân sự thực hiện giám sát và quấy nhiễu các tàu thuyền nước ngoài.
Hải giám hạm Hải Tuần 11 của Trung Quốc.
TQ mới cho hạ thủy hai tàu hải giám cỡ lớn, trọng tải 3.000 tấn, mang số hiệu 110 và 137, thực hiện các nhiệm vụ giám sát - cứu hộ trên biển Đông và vùng biển xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku giữa Nhật Bản và Trung Quốc..
Tuy nhiên, thực chất các tàu hải giám này được tân trang lại từ các tàu chiến cũ. TQ hiện có hai tàu tuần tra trọng tải 3.000 tấn là Hải Tuần 11 và Hải Tuần 31, cùng một tàu tuần tra 1.500 tấn mang tên Hải Tuần 21.
Nhiệm vụ của chúng là giám sát hàng hải, cứu hộ và quản lý giao thông hàng hải ở những vùng biển ven bờ.
Hạm đội tàu hải giám (CMS) là một trong năm tổ chức chịu trách nhiệm thực thi pháp luật dọc theo bờ biển của TQ.
Các tổ chức khác bao gồm Cảnh sát biển chịu trách nhiệm tuần tra dọc bờ biển; Cơ quan quản lý an toàn hàng hải xử lý tìm kiếm và cứu hộ; Cơ quan thi hành Luật thuỷ sản và Cục hải quan chống buôn lậu. TQ có nhiều tổ chức tuần tra ven biển với mục đích bành trướng trên biển hơn là thực hiện các nhiệm vụ chính.
Hải giám hạm Hải Tuần 31.
Hạm đội tàu hải giám TQ (CMS) được thành lập từ năm 1998. CMS trực thuộc Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc thực hiện nhiệm vụ khảo sát lãnh hải mà TQ tuyên bố có đặc quyền kinh tế và thực thi pháp luật môi trường ở các vùng biển ven bờ.
TQ tham vọng chương trình xây dựng các tàu mới sẽ mở rộng sức mạnh của CMS từ 9.000 đến 10.000 nhân viên. Hạm đội tàu hải giám TQ đã có 300 tàu thuyền và 10 máy bay.
Ngoài ra, CMS thu thập và phối hợp dữ liệu từ hoạt động giám sát biển của 10 thành phố lớn ven biển. Khi xảy ra một cuộc đối đầu vũ trang với các đảo tranh chấp ở Biển Đông, các tàu hải giám TQ có thể biến thành một tàu chiến.
CMS và bốn cơ quan bảo vệ bờ biển TQ hiện có hàng trăm tàu lớn (hơn 1.000 tấn, trong đó có một số lớn hơn 3.000 tấn) và hàng ngàn tàu tuần tra nhỏ. Trung Quốc đang xây dựng các cơ sở nhỏ trên các đảo tranh chấp để có thể biến thành các căn cứ cho các tàu tuần tra nhỏ. Hơn nữa, nhiều tàu hải giám TQ được thiết kế để trang bị vũ khí hạng nặng như tên lửa và ngư lôi.
Hiện nay, TQ không ngừng tuyên bố (một cách vô lý, bất chấp) mở rộng các vùng đặc quyền kinh tế, tổ chức tuần tra thường xuyên và tích cực hơn. Theo công ước Luật biển năm 1994 (LOS), công nhận vùng biển nội thủy (phía trong đường cơ sở) thuộc thẩm quyền kiểm soát của quốc gia ven biển.
Điều đó có nghĩa là khi tàu thuyền nước ngoài không thể vào vùng lãnh hải này mà không có sự cho phép của TQ - một trong những hành vi đang gây quan ngại.
Các vùng biển cách đường cơ sở 200 hải lý được gọi là đặc quyền kinh tế (EEZ) của quốc gia ven biển. Các quốc gia này có quyền kiểm soát các tàu thuyền đánh cá và khai thác tài nguyên thiên nhiên (chủ yếu là dầu mỏ) từ đáy đại dương.
Tuy nhiên, chủ sở hữu vùng đặc quyền kinh tế không thể ngăn cấm quyền tự do đi lại hoặc lắp đặt các đường ống và cáp thông tin. Trung Quốc đã tuyên bố rằng các tàu nước ngoài đã tiến hành các hoạt động gián điệp bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế của họ. Vì vậy, TQ ngang nhiên đặt lệnh cấm đối với tất cả các tàu thuyền nước ngoài ra vào khu vực này.
Trung Quốc tự ra luật mới bất chấp Công ước biển.
Hơn nữa, Trung Quốc đặc biệt quan tâm tới quần đảo Trường Sa của Việt Nam, một nhóm đảo gồm khoảng 100 đảo nhỏ, đảo san hô, và các rạn san hô. Mặc dù tổng cộng chỉ có khoảng 5 km2 đất, nhưng nó có thể mở rộng trên 410.000 km2 biển Đông.
Vùng biển này được xem là nơi có rất nhiều nguồn tài nguyên biển, đặc biệt là dự trữ khí đốt. TQ đã tự ý tuyên bố tất cả vùng biển trên thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mình và liên tục có những hoạt động trái phép. Mới đây nhất. TQ đã tự ý in chìm vùng biển hình lưỡi bò trên hộ chiếu, trong đó bao gồm cả vùng biển Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.
Tham vọng của Trung Quốc muốn sử dụng các tàu phi quân sự hoặc bán quân sự (giống như của CMS) để quấy nhiễu các tàu nước ngoài ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế hay vùng biển tranh chấp.
Hành động này ít có khả năng châm ngòi cho một cuộc xung đột vũ trang nhưng khi có chuyện, Bắc Kinh sẵn sàng lu loa lên rằng TQ thành một nạn nhân nếu như các tàu nước ngoài nổ súng.
Tuy nhiên, các hành động bành trướng của TQ đã vấp phải làn sóng phản ứng dữ dội của các quốc gia láng giềng như Philippines, Malaysia, Đài Loan, Brunei, Việt Nam. Ấn Độ và Mỹ cũng đã tuyên bố rằng sẽ điều các tàu chiến tới biển Đông vào năm 2013.