Thành tựu vũ khí đáng nể của Ukraine từ khi xa Nga

Gia Hân |

KrAZ Fiona là loại xe thiết giáp địa hình đa nhiệm có khả năng chịu được mìn, do một công ty ô tô Ukraine thiết kế và chế tạo.

Mục đích của xe Fiona là vận chuyển binh sĩ, thiết bị và hàng hóa cho lực lượng đặc nhiệm. Nó cũng đáp ứng các yêu cầu khác của quân đội.

Xe được ra ở mắt ở triển lãm quốc phòng IDEX 2015 ở UAE. Xe có 1 người lái và 1 chỉ huy, có thể chở được 13 người ngồi trên loại ghế gập được.

Xe thiết giáp Fiona có một lớp vỏ giáp hình chữ V. Xe tích hợp tính năng chống đạn và thuốc nổ. Xe có chiều dài 7,48 m, bề rộng 2,55 m, độ cao 3,18 m và khoảng cách giữa bánh trước và sau là 4,1 m. Xe có 1 tháp gắn súng máy.

Cabin xe ở phía trước có một cửa ra vào và cửa sổ bằng kính chống đạn ở 2 bên. Phía sau có 4 cửa sổ kính chống đạn mỗi bên.


Mục đích của xe Fiona là vận chuyển binh sĩ, thiết bị và hàng hóa cho lực lượng đặc nhiệm

Mục đích của xe Fiona là vận chuyển binh sĩ, thiết bị và hàng hóa cho lực lượng đặc nhiệm

Không chỉ xe Fiona, ngày 17/9/2015, trang tin quân sự Defence-blog đưa tin Ukraine bắt đầu sản xuất loại súng tiểu liên mới có tên Maluk.

So với AK-47 và AKM, Maluk có thiết kế bullpup hoàn toàn khác biệt (thiết kế bullpup là để băng tiếp đạn đằng sau cò súng) cho phép nó thu ngắn kích thước súng nhưng vẫn giữ được chiều dài nòng.

Maluk là sản phẩm thiết kế của nhà máy Krasylivsky Agregate trực thuộc tập đoàn quốc phòng nhà nước của Ukraine Ukroboronprom.

Theo thông số được công bố Maluk có độ giật khi bắn giảm 50% so với súng tiểu liên Kalashnikov và thiết kế của nó cho phép người lính có thể bắn bằng 1 tay.

Không chỉ vậy, theo tạp chí quân sự Jane’s, trong nỗ lực giảm bớt sự phụ thuộc vào các hợp đồng quốc phòng với đối tác Nga, công ty Artem và Radionix của Ukraine đã cùng nhau hợp tác phát triển một biến thể mới của tên lửa không đối không R-27 (Định danh NATO là AA-10 Alamo).

R-27 là mẫu tên lửa không đối không tầm trung do Liên Xô phát triển, cụ thể hơn là Cục thiết kế Vympel có trụ sở chính ở Moscow.

Tuy nhiên dây chuyền sản xuất của R-27 cũng như nhiều mẫu tên lửa không đối không khác của Liên Xô đều được lắp ráp tại nhà máy Artem gần thủ đô Kiev của Ukraine.

Một mguồn tin thuộc ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine tiết lộ với Jane’s cho biết, biến thể đất đối không của R-27 do Artem phát triển sẽ có sự thay đổi lớn về thiết kế so với phiên bản không đối không.

Theo đó nó sẽ được trang bị một động cơ đẩy mới phù hợp hơn cho việc triển khai từ các bệ phóng dưới mặt đất, biến thể đất đối không này của R-27 sẽ có tầm bắn hiệu quả ít nhất là 55 km.


Tên lửa không đối không tầm trung R-27.

Tên lửa không đối không tầm trung R-27.

Bên cạnh đó, biến thể tên lửa R-27 mới sẽ được trang bị ba hệ thống dẫn đường mới gồm: một đầu dẫn bằng hồng ngoại, hệ thống radar dẫn đường chủ động và hệ thống radar dẫn đường thụ động.

Việc phát triển hệ thống dẫn đường mới sẽ do Radionix tiến hành, đây cũng là một trong những công ty quốc phòng chuyên sản xuất các hệ thống radar dẫn đường và tác chiến điện tử của Ukraine.

Trước đó, tập đoàn Ukroboronprom của Ukraine còn xúc tiến đàm phán với phía Mỹ để xây dựng một nhà máy sản xuất đạn dược hiện đại.

Thông tin trên được ông Roman Romanov, Giám đốc điều hành Ukroboronprom xác nhận với phóng viên hãng tin Unian hôm 21/10/2014.

“Sáu công ty thuộc tập đoàn chúng tôi đang đàm phán để xây dựng các doanh nghiệp sản xuất đạn dược”, ông Romanov nói.

Đồng thời người lãnh đạo tập đoàn này cũng lưu ý, hiện nay Ukraine không có đủ đạn dược do chiến sự, nguồn đạn này lại đang cạn kiệt dần.

Đáng chú ý, ông Romanov còn cho biết, nhóm các công ty của Ukraine đã đàm phán với công ty ATK của Mỹ. Tuy nhiên loại đạn cụ thể nào sẽ được phía Ukraine hợp tác với Mỹ sản xuất đã không được tiết lộ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại