Bắt đầu từ tháng 10/1987 một trung đoàn tên lửa RT-23 đã nhận lệnh trực chiến, và theo đánh giá của Liên Xô/Nga hệ thống ICBM RT-23 đã mang lại thành công ngoài mong đợi.
Tính đến giữa năm 1988, số lượng bệ phóng gắn trên tàu hoả RT-23 (SS-24 Scalpel) của quân đội Liên Xô/Nga đã tăng lên con số 20.
Đến năm 1999, quân đội Nga có tất cả 3 sư đoàn, trong đó có 4 trung đoàn với 36 hệ thống phóng tên lửa RT-23 (SS-24 Scalpel).
Các “đoàn tàu ICBM” với hình dáng y hệt các đoàn tàu chở hàng hoạt động không nghỉ trong hệ thống đường sắt quy mô lớn của Nga. Các biện pháp theo dõi của Mỹ và Phương Tây đã bó tay với loại vũ khí độc đáo này của Nga.
Về nguyên lý hoạt động, ICBM RT-23 Molodets phiên bản hoạt động trên tàu hỏa cũng có nhiều sức mạnh tương tự như các dòng ICBM thông thường của quân đội Nga.
ICBM phiên bản RT-23 dài 23,3m (đã bao gồm đầu đạn), đường kính thân đạt 2,4m và có thể mang theo 5 đầu đạt hạt nhân có khả năng tự cơ động quỹ đạo MIRV với sức công phá 550 Kilotone/đầu đạn.
Để đảm bảo khả năng cung cấp lực đẩy cho tên lửa ở mọi địa hình phóng, RT-23 có tầng phóng đầu tiên trang bị động cơ thay đổi véc-tơ lực đẩy giúp tối ưu gia tốc và giảm bộc lộ hồng ngoại khi phóng.
Ngoài ra, hệ thống giá đỡ đặc chủng ở khoang phóng (toa tàu) cho phép triển khai tên lửa ở trạng thái sẵn sàng phóng trong 15 phút.
RT-23 sử dụng phương thức phóng nguội, tên lửa được đẩy khỏi ống phóng rồi mới kích hoạt động cơ đẩy tự thân.
ICBM RT-23 sử dụng phương thức dẫn đường quán tính có hiệu chỉnh pha giữa nhờ hệ thống đạo hàng hình sao giúp sai số vòng tròn đồng tâm (CEP) ở tầm bắn tối đa (10.500km) chỉ là 500m (đối với vũ khí hạt nhân con số này hầu như không đáng kể vì mục đích của ICBM là đưa được đầu đạn sang lãnh thổ đối phương).
ICBM phiên bản RT-23 đặt trên tàu hỏa được đưa ra khỏi biên chế Quân đội Nga năm 2002 và chính thức tháo dỡ năm 2007 theo các điều khoản Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược START II với Mỹ.
Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về email: [email protected]. Trân trọng!