Tên lửa phòng không hiện đại KM-SAM Hàn Quốc sẽ thay thế SAM-2?

Tâm Minh |

KM-SAM - tổ hợp phòng không tầm trung hiện đại bậc nhất Châu Á, được hình thành từ nhiều mảnh ghép công nghệ khắp thế giới do một tổng thầu nội địa Hàn Quốc điều phối.

Mục tiêu chương trình

Năm 2000, Cơ quan Quản lý mua sắm Bộ Quốc Phòng Hàn Quốc (DAPA, Defense Acquisition Program Administration) cho khởi động chương trình tìm kiếm ứng viên thay thế hệ thống phòng không tầm trung MIM-23 Hawk đã gần hết niên hạn sử dụng.


Các cấu phần của tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung KM-SAM của Hàn Quốc.

Các cấu phần của tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung KM-SAM của Hàn Quốc.

LiGnex1 được giao phó như tổng thầu tổ chức sản xuất trong nước và tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các công ty nước ngoài để sản xuất một hệ thống phòng không tiên tiến có tầm bắn tối đa đến 60km. Các nhà thầu chính sau được mời tham gia:

- MKB Fakel, Nga thuộc Tập đoàn Almaz-Altey. Nhà máy này tham gia với vai trò phát triển phần cơ nhiệt của đạn đánh chặn mục tiêu đường không. Ngoài ra, Tập đoàn mẹ Almaz-Altey còn tham gia tư vấn tích hợp hệ thống.

- Samsung Thales Co., Ltd. là Chi nhánh Hàn Quốc của Tập đoàn Công nghệ quốc phòng Thales, Pháp. Công ty này phụ trách phát triển radar dẫn đường và cảnh báo sớm cho tổ hợp phòng không.

- Doosan DST, Hàn Quốc tham gia phần phát triển bệ phóng và tích hợp gầm bệ cho bệ phóng, phát triển phần giao diện người-máy cho hệ thống. Ngoài ra, tập đoàn này còn tham gia phần thiết bị quang học, tiếp nhận công nghệ đạn từ Fakel.

- KIA, Hàn Quốc tham gia cung cấp gầm bệ cơ động. LiGnex1 tham gia như một tổng thầu tiếp nhận tư vấn tích hợp hệ thống từ Almaz-Altey cũng như phát triển phần đầu dò radar chủ động cho đạn tên lửa.

- KJF Aerospace tham gia xây dựng phần cơ khí của đài nhìn vòng kiêm dẫn đường do Samsung Thales cung cấp.


Đạn nền tảng 9M317ME của tổ hợp Shtil-1.

Đạn nền tảng 9M317ME của tổ hợp Shtil-1.

Tổ hợp phòng không tầm trung hình thành từ nhiều mảnh ghép công nghệ

Tổng thầu LiGnex1 bổ sung các mảnh ghép nền tảng còn thiếu của nền công nghệ trong nước bằng cách mời các nhà thầu nước ngoài mạnh về lĩnh vực công nghệ đó tham gia.

MKB Fakel tham gia chương trình với nền tảng đạn 9K317 được tối ưu hoá phần đốt nhiên liệu, giảm tốc độ đánh chặn và động cơ đổi hướng phụt để có thể thu gọn đạn.

Kết quả thu được qua từng giai đoạn là năm 2004, Fakel cho ra đời đạn 9K317ME với tầm bắn đến 50km trong hệ thống phòng không hải quân Shtil-1.


Đạn trong tổ hợp KM-SAM.

Đạn trong tổ hợp KM-SAM.

Tiếp tục phát triển thu gọn phần cơ nhiệt và tối ưu hoá tiêu thụ nhiên liệu. Kết quả thu được bước đầu của đạn tên lửa như sau:

Phần không kém quan trọng của đạn tên lửa là đầu dò radar. DAPA yêu cầu một đầu dò radar chủ động, thứ mà Nga chưa hề lắp trên đạn phòng không cỡ nhỏ vào lúc ấy.

LiGnex1 đã phụ trách phát triển đầu dò này với nền tảng công nghệ được chuyển giao bỡi Microwave Aplication Group, Mỹ.

Từ các nguyên mẫu đó, các bên tham gia chương trình tiến hành tích hợp để hình thành đạn và bệ phóng, kết hợp với gầm bệ cơ động là dòng xe việt dã 4 cầu chủ động KM-1000series của KIA Motor để có bệ phóng mang 8 đạn tên lửa

Song song với việc phát triển đạn, Công ty Samsung Thales phát triển cho tổ hợp này một radar mảng pha thụ động đa năng vừa làm đài cảnh báo sớm vừa làm đài chiếu xạ cho đạn tên lửa đánh chặn mục tiêu

Đài radar nhìn vòng này có phần cơ khí lại do công ty KJF sản xuất. Nhà thầu KJF này còn phụ trách sản xuất cả phần cơ khí của xe chỉ huy trong tổ hợp.


Lắp ráp đạn tại nhà máy.

Lắp ráp đạn tại nhà máy.

Sau hơn 10 năm làm việc, LiGnex1 giới thiệu tổ hợp KM-SAM hiện đại với tầm bắn đến 70km. Mỗi đạn nặng 400kg gọn nhẹ trong ống phóng kiêm bảo quản cùng một đài nhìn vòng đa năng và xe chỉ huy.

Mỗi tổ hợp bao gồm 8 xe bệ phóng, với trọng lượng đạn gọn nhẹ nên mỗi xe mang được 8 đạn tên lửa, cho dự trữ sẵn sàng phóng đến 64 đạn.

Đây là tổ hợp phòng không rất hiện đại dùng phương pháp dẫn đường đạn Track-Via-Missile cho giai đoạn đầu, giai đoạn cuối đạn dùng đầu dò radar chủ động để tiếp cận và tiêu diệt mục tiêu.

Do được Fakel phát triển phần cơ nhiệt, đạn KM-SAM được phóng thẳng đứng theo phương pháp phóng nguội kiểu Nga mà ta thường thấy trên các tổ hợp S-300/400 và Tor.


Và tích hợp đạn vào ống phóng của Doosan.

Và tích hợp đạn vào ống phóng của Doosan.

Có ý kiến cho rằng Nga đã dùng thành quả trong chương trình này để phát triển tổ hợp S-350 Vytiaz. Tuy nhiên, có lẽ đó là ý kiến dựa vào sự tương đồng bề ngoài của xe bệ phóng của hai tổ hợp này.

Nếu xem xét về đạn, ta sẽ thấy đạn 9M96E và 9M96E2 trong tổ hợp S-350 hoàn toàn không có chi tiết khí động học nào liên quan đến đạn KM-SAM.

Đây là loại đạn dùng thế hệ nhiên liệu mới tiên tiến hơn rất nhiều so với nền tảng đạn công nghệ cũ 9M317ME của Nga nên sự tương đồng là không có.

Nếu nói Nga dùng thành quả của việc tham gia chương trình KM-SAM để phát triển hệ thống cho riêng mình thì đó chỉ có thể là hệ thống phòng không lục quân Buk cải tiến đã được định danh Buk-M3.

Với mỗi xe phóng mang đài điều khiển hoả lực và 6 đạn có đầu dò radar chủ động đạt tầm bắn 70km nhờ đạn KM-SAM đã được cải tiến gọn nhẹ hơn nền tảng 9M317ME ban đầu.

KM-SAM là một tổ hợp phòng không hiện đại được hình thành từ nhiều mảnh ghép công nghệ khắp thế giới do một tổng thầu nội địa Hàn Quốc điều phối.


Bệ phóng KM-SAM đang triển khai trận địa.

Bệ phóng KM-SAM đang triển khai trận địa.

Đây có thể xem là hệ thống phòng không tầm trung hiện đại bậc nhất Châu Á hiện nay của Hàn Quốc. Hệ thống này thiết kế chế tạo cho việc thay thế các hệ thống Hawk và để xuất khẩu.


Radar đa năng của Samsung Thales trên gầm bệ xe tải việt dã 4 cầu chủ động KIA KM-1000series.

Radar đa năng của Samsung Thales trên gầm bệ xe tải việt dã 4 cầu chủ động KIA KM-1000series.

Việt Nam có thể cân nhắc mua sắm KM-SAM để thay SAM-2

Hiện trong lực lượng phòng không Việt Nam có tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-75M (SAM-2) có chức năng tương tự hệ thống này, nhưng gần hết thời hạn sử dụng.

Có tin cho rằng Việt Nam quan tâm tới các tổ hợp Buk-M2E để thay thế cho tổ hợp S-75M trực chiến bên cạnh các tổ hợp Spyder-MR đến từ Israel.

Mặc dù khá hiện đại với nhiều ưu điểm vượt trội, nhưng gốc tích của tổ hợp Buk là phòng không lục quân, nếu dùng nó vào phòng thủ điểm hay phòng thủ khu vực e rằng quá tốn kém và là giải pháp chỉ mang tính tạm thời.

Liệu Việt Nam có nên xem xét để mua tổ hợp phòng không này trang bị thay thế cho các tổ hợp S-75M sắp hết hạn, đồng thời học hỏi kinh nghiệm tự chủ công nghệ tên lửa phòng không để tăng nhanh tiềm lực quốc phòng, góp phần bảo vệ vững chắc vùng trời Tổ quốc.

(Còn tiếp)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại