Lực lượng hạt nhân Nga vô dụng trong cuộc đối đầu với Trung Quốc

Hà Dũng |

(Soha.vn) - Đã từ rất lâu, Nga coi lực lượng hạt nhân là lực lượng chiến lược quan trọng bậc nhất trong việc ngăn ngừa các cuộc chiến tranh, đặc biệt khi tiếp giáp với vùng Viễn Đông rộng lớn.

Vùng Viễn Đông rộng lớn, dân cư thưa thớt luôn là nơi tranh chấp giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản. Trung Quốc với tiềm lực quân sự và tham vọng của mình có thể biến nơi đây thành chiến trường bất cứ khi nào. Điều khiến Trung Quốc chưa dám hành động chính là cây gậy răn đe hạt nhân của Nga.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa - con ngáo ộp khổng lồ

Lực lượng tên lửa đạn đạo của Nga mặc dù bị cắt giảm rất nhiều sau khi Liên Xô tan rã nhưng với những gì còn lại, Nga vẫn xứng đáng là cường quốc hạt nhân hàng đầu.

Một động thái cần phải chú ý là trong cuộc tập trận lớn kỷ lục vào tháng 7 vừa qua, Nga đã chuyển trạng thái chiến đấu của hai sư đoàn tên lửa chiến lược. Hai sư đoàn này bao gồm sư đoàn tên lửa Tagil thuộc tỉnh Sverdlovsk và sư đoàn tên lửa Yasnenskaya thuộc tỉnh Orenburg.

"Mục đích của cuộc diễn tập kiểm tra bất thường này là nhằm đánh giá khả năng của các đơn vị tên lửa chuyển sang trạng thái báo động cao, theo đúng thời gian yêu cầu và để đánh giá khả năng sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ được giao của lực lượng này", Đại tá Igor Yegorov, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga, cho biết.

Cuộc diễn tập này kéo dài đến ngày 27-7, trong đó, các đơn vị tên lửa sẽ tiến hành tuần tra chiến đấu và tái triển khai tới những khu vực huấn luyện dã chiến đã định.

	Tên lửa đạn đạo Topol của Nga

Tên lửa đạn đạo Topol của Nga

Theo các nguồn tin công khai, Sư đoàn tên lửa Tagil được trang bị các tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol (SS-25 Sickle), trong khi Sư đoàn tên lửa Yasnenskaya được trang bị các hệ thống tên lửa đạn đạo RS-20V Voyevoda (SS-18 Satan).

Cuộc tập trận này được giới quan sát quốc tế đánh giá là nhằm răn đe những tham vọng của Trung Quốc với vùng Viễn Đông. Với sức hủy diệt khủng khiếp của các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân này thì không chỉ riêng Trung Quốc mà bất kể nước nào khác đều phải e ngại khi có ý định gây ra một cuộc chiến tranh với Nga. Mặc dù các loại tên lửa liên lục địa chưa khi nào được sử dụng nhưng chúng thực sự là con “ngáo ộp khổng lồ” khiến không ai có thể coi thường.

Để kiểm tra khả năng chiến đấu đồng thời phát đi tín hiệu cảnh báo với những tham vọng của đối phương, Nga đã tiến hành bắn thử nhiều lần. Kết quả của những lần bắn thử này đều thành công và càng củng cố vị thế hàng đầu trong lĩnh vực tên lửa đạn đạo của Nga.

Vào ngày 03/11/2011, Nga tiến hành bắn thử tên lửa đạn đạo RS-12M Topol, kết quả là tên lửa đã tiêu diệt được mục tiêu cách địa điểm bắn gần 10.500km trên vùng Viễn Đông.

Tên lửa đạn đạo RS-12M Topol hay còn gọi là (SS-25 Sickle) dài 21.5m, đường kính của tên lửa là 1m86, nặng 45,1 tấn, tốc độ lên đến hơn 7 km/s .Tên lửa này có tầm bắn lên đến 10.500 km, nó có thể mang theo 1 đầu đạn hạt nhân loại 500kt (kiloton). Tên lửa Topol đầu tiên của Nga được vận hành từ năm 1985. Loại tên lửa này có thời gian hoạt động khoảng 21 năm.

Đơn vị hiện đang được biên chế SS-25 là Sư đoàn tên lửa chiến lược số 54 có căn cứ tại thị trấn Teikovo, cách thủ đô Moscow khoảng 240 km về phía đông bắc.

Tính đến tháng 8 năm 2011, Nga đã có khoảng 171 hệ thống tên lửa đạn đạo di động Topol. Hiện nay, việc sử dụng tên lửa đạn đạo RS-12M Topol đã được kéo dài đến tận năm 2019.

Tiếp đó, ngày 22/12/2013, Nga đã thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân, với mục đích kiểm tra khả năng kéo dài tuổi sử dụng của loại vũ khí có từ thời Liên Xô này.

Tên lửa RS-20V Voevoda (mà phương Tây gọi là SS-18 Satan) được phóng đi từ silo ở tỉnh Orenburg, ở gần rặng núi Ural. Quân đội Nga cho biết nó đã bắn trúng mục tiêu trên mặt đất ở bán đảo Kamchatka thuộc Viễn Đông, cách xa 6.000 km.

Vụ phóng thành công này một lần nữa khẳng định các tính năng kỹ thuật của tên lửa, cũng như khả năng sẵn sàng chiến đấu trong quãng thời gian kéo dài tuổi thọ sử dụng", phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Kostyshin phát biểu.

Loại tên lửa đạn đạo có thể mang 10 đầu đạn hạt nhân riêng rẽ, bắn tới các mục tiêu cách xa 11.000 km này là tên lửa hạn nặng nhất trong kho vũ khí Nga. SS-18 và SS-19 - cũng là loại đa đầu đạn hạt nhân - tạo thành lực lượng chủ chốt trong kho dự trữ tên lửa của Nga hiện nay.

Nga đã tiến hành nhiều cuộc thử nghiệm các tên lửa đạn đạo có từ thời Xô Viết để kiểm tra khả năng sẵn sàng triển khai của chúng. Tình trạng thiếu ngân sách là một phần nguyên nhân khiến nước này chưa thể thay thế kho vũ khí cũ bằng các tên lửa mới. Trong tương lai, Nga sẽ thay thế loại tên lửa này bằng các tên lửa đạn đạo khác như loại Topol-M (SS-27 Stalin) và Tên lửa RS-24.

Tên lửa đạn đạo loại SS-27 Sickle-B có tầm bắn 10.500 km, dài 22.7m, đường kính 1m86, nặng 47.2 tấn, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân loại 550kT.

	Tên lửa liên lục địa Topol-M của Nga

Tên lửa liên lục địa Topol-M của Nga

Tên lửa RS-24 được thử nghiệm thành công ba lần vào năm 2007 và 2008 trước khi chính thức gia nhập lực lượng tên lửa Nga. Trong lần thử cuối, nó đã hoàn thành một hành trình dài 9.700 km từ khu phóng Plesetsk, Tây Bắc nước Nga và bắn chính xác vào các mục tiêu tại bãi thử Kura, Kamchatka, vùng Viễn Đông nước này. Tên lửa RS-24 có khả năng mang 6 đầu đạn hạt nhân loại 150kt hoặc 1 đầu đạn loại 550kt, bắn trúng các mục tiêu ở khoảng cách 11.000 km với tốc độ lên đến hơn 4,4 km/s (Mach 13).

Nga không thể "dùng dao mổ trâu giết gà"

Đã từ rất lâu, Nga coi lực lượng hạt nhân là lực lượng chiến lược quan trọng bậc nhất trong việc ngăn ngừa các cuộc chiến tranh, đặc biệt khi tiếp giáp với vùng Viễn Đông rộng lớn, thưa thớt dân cư và giàu tài nguyên thiên nhiên là ông bạn Trung Quốc đông dân, khát tài nguyên và đất đai.

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng có lực lượng tên lửa đạn đạo hạt nhân, do vậy, một khi những xung đột nhỏ xảy ra, việc dùng đến tên lửa liên lục địa là không được phép. Bởi như vậy sẽ kéo theo một cuộc chiến tranh hủy diệt đối với hai bên và có thể cả thế giới.

	Kho vũ khí hạt nhân khổng lồ của Trung Quốc

Kho vũ khí hạt nhân khổng lồ của Trung Quốc

Khi không thể dùng “dao mổ trâu giết gà” thì Nga cần phải sở hữu những tên lửa có tầm bắn ngắn hơn, mức độ hủy diệt nhỏ hơn đủ để uy hiếp và đập tan những căn cứ tiền phương của đối phương, ngăn ngừa một cuộc xung đột biên giới leo thang thành cuộc chiến tranh tổng lực.

Nhưng với vấn đề này, Nga thực sự rất khó giải quyết bởi một thời họ đã đánh giá thấp Trung Quốc và hiện nay đang nỗ lực sữa chữa sai lầm này.

Mời các bạn đón đọc kỳ tới để xem Nga đã làm những gì để sữa chữa cho sai lầm này.

Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về email: [email protected]. Trân trọng!

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại