Tên lửa diệt hạm Việt Nam - Danh sách đang được nối dài

Bình Nguyên |

Để đảm bảo giữ vững chủ quyền biển đảo, Hải quân Việt Nam đang ngày càng được trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại, trong đó có những tên lửa diệt hạm thế hệ mới.

Tên lửa diệt hạm phóng từ tàu ngầm

Theo SIPRI, vũ khí đi kèm 6 tàu ngầm Kilo 636MV gồm có 50 quả tên lửa Klub-S (3M54E1) và một số lượng không xác định tên lửa đánh đất 3M14E1 phóng từ dưới nước.

Đây là dòng tên lửa diệt hạm tiên tiến nhất của Nga, được các chuyên gia phương Tây đánh giá là “sát thủ diệt tàu sân bay”.

Gia đình tên lửa diệt hạm Klub
Gia đình tên lửa diệt hạm Klub

Tên lửa không đối hạm

Theo SIPRI, tính đến năm 2012, Không quân Việt Nam đã tiếp nhận 80 quả tên lửa không đối hạm siêu âm Kh-31A theo hợp đồng đã ký năm 2010 để trang bị cho 24 máy bay Su-30MK2.

Cuối năm 2015, Việt Nam sẽ nhận thêm 12 chiếc Su-30MK2 theo hợp đồng ký năm 2013 và một số tên lửa diệt hạm Kh-31A tiếp theo. Như vậy, có thể Việt Nam đã đặt mua tới tổng cộng 120 quả tên lửa không đối hạm Kh-31A.

Su-30MK2 của Việt Nam bắn tên lửa Kh-31A

Su-30MK2 của Việt Nam bắn tên lửa Kh-31A. Ảnh: Truyền hình Quân đội nhân dân

Tên lửa hạm đối hạm

Tên lửa Exocet MM40 Block 3: Việt Nam đã chính thức ký hợp đồng đặt mua 2 tàu hộ vệ tên lửa SIGMA 9814 kèm 25 quả tên lửa Exocet MM40 Block 3.

Theo thông lệ, Hải quân Việt Nam thường mua theo bội số của 6 như: 6 tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 hay 12 tàu tên lửa Molniya.

Tương tự, không loại trừ khả năng Việt Nam sẽ đóng tới 6 tàu lớp SIGMA và số lượng tên lửa MM40 Block 3 có thể sẽ lên tới 75 quả.

Tên lửa đối hạm Kh-35E: Theo SIPRI, Việt Nam đặt mua khoảng 400 tên lửa Kh-35E và đến cuối 2014 đã nhận chuyển giao 128 quả để trang bị cho 8 tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya 1241.8, 4 tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 và 1 tàu BPS-500.

Số lượng tên lửa được chuyển giao sẽ tiếp tục tăng lên theo tiến độ đóng các tàu như Gepard 3.9 và Molniya 1241.8.

Tên lửa Kh-35E
Tên lửa Kh-35E

Tên lửa bờ đối hạm

Việt Nam là khách hàng đầu tiên (ngoài Hải quân Nga) được trang bị 2 tổ hợp tên lửa bờ Bastion-P kèm 40 quả tên lửa Yakhont.

Hiện nay có thông tin Việt Nam sẽ đặt mua thêm 1 - 2 tổ hợp Bastion-P nữa để bổ sung, thay thế các tổ hợp tên lửa bờ cũ. Như vậy nếu trang bị đủ, số lượng tên lửa Yakhont Việt Nam sở hữu có thể lên tới xấp xỉ 100 quả.

Tên lửa Yakhont
Tên lửa Yakhont

Những ứng viên tương lai

Tên lửa đối hạm BrahMos: Theo báo Quân đội nhân dân, Quân chủng Hải quân đã xác định sau khi hoàn thành loạt 6 tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya đầu tiên, 4 tàu tiếp theo sẽ có cấu hình vũ khí, trang bị hiện đại hơn.

Có nhiều lựa chọn về tên lửa đối hạm như Yakhont, Klub-N hoặc Kh-35UE từ Nga. Tuy nhiên, để đa dạng vũ khí, tạo bất ngờ lớn, BrahMos của Ấn Độ có thể là một lựa chọn tốt, đủ sức răn đe khiến đối phương phải cân nhắc rất kỹ trước khi động binh.

Bên cạnh đó, 4 tàu Tarantul mang tên lửa P-15 cũng bắt đầu lạc hậu cần được hiện đại hóa, trong khi biến thể tương tự của Ấn Độ sẽ được nâng cấp để mang tên lửa BrahMos với 8 quả mỗi tàu.

Ngoài ra, Ấn Độ cũng chào bán các phiên bản BrahMos có thể phóng từ máy bay Su-30MK2 và tổ hợp tên lửa bờ thế hệ mới.

Với quan hệ Việt - Ấn ngày càng nồng ấm, nhất là trong trường hợp Ấn Độ cấp tín dụng cho Việt Nam, BrahMos nhiều khả năng sẽ trở thành một họ tên lửa chủ lực trong tương lai của Hải quân và Không quân Việt Nam.

Tên lửa BrahMos
Tên lửa BrahMos

Tên lửa đối hạm Kh-35UE: Gần đây có thông tin Việt Nam đã bắt tay vào nghiên cứu sản xuất biến thế hiện đại hóa sâu của dòng tên lửa diệt hạm cận âm Kh-35E là Kh-35UE có tầm bắn lên tới 260 km.

Nếu thành công, trong tương lai không xa, Hải quân Việt Nam sẽ tiếp nhận hàng trăm quả tên lửa mới với nhiều biền thể khác nhau như hạm đối hạm, không đối hạm, bờ đối hạm…

Nhiều tên lửa đối hạm thế hệ cũ vẫn hoạt động tốt

Theo SIPRI, Việt Nam hiện có hàng trăm quả tên lửa diệt hạm loại cũ, gồm: 4 tàu Tarantul tiếp nhận trong giai đoạn 1996 - 1999 cùng 40 đạn P-15 Termit; 2 tổ hợp tên lửa bờ Rubezh với tên lửa P-15 Termit, 2 tổ hợp tên lửa bờ Redut-M với tên lửa P-35B.

Với đường bờ biển dài 3.260 km và hơn 1 triệu km2 mặt biển, để bảo vệ chủ quyền, Hải quân Việt Nam đang ngày càng lớn mạnh với khoảng hơn 500 đạn tên lửa diệt hạm trong biên chế và tương lai không xa có thể tăng lên tới gần 1.000 quả thuộc nhiều loại hiện đại.

Tên lửa P-35B

Tên lửa P-35B

Tuy nhiên, như Chuẩn đô đốc Đinh Gia Thật - Chính ủy Quân chủng Hải quân khẳng định:

chính ủy quân chủng hải quân
chuẩn đô đốc đinh gia thật
Xây dựng Quân chủng Hải quân tiến thẳng lên hiện đại là nhằm nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, phòng thủ, bảo vệ Tổ quốc chứ không nhằm chạy đua vũ trang hay để đe dọa sử dụng vũ lực vào các mục đích khác.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại