Lịch sử tên lửa chống tăng (ATGM) khởi xuất bằng các loại đạn bay chậm được lái dẫn hướng bằng tay thông qua dây dẫn như Ruhrstahl X-4.
Theo đà phát triển khoa học kỹ thuật, người ta tìm cách tự động hoá, vô tuyến hoá quá trình dẫn đạn để cho ra đời các thế hệ tên lửa tiên tiến hơn, dễ sử dụng hơn và tầm bắn xa hơn. Đó là chỉ xét theo phương thức và giải pháp dẫn đường.
Các ATGM ngày nay thậm chí có thể "bắn quên" như FGM-148 Javelin, Spike hay dẫn đường bán tự động như Kornet-M.
Chính sự xuất hiện của các loại ATGM hiện đại này đặt ra nghi vấn rằng liệu chiến tranh hiện đại có còn cần xe tăng không khi nó dễ dàng bị hạ chỉ với 1 phát bắn?
T-90 với đèn chế áp hồng ngoại được bật.
Nhưng với sự xuất hiện các loại xe tăng hiện đại hơn như T-90MS, T-14 Amatar hay Leopard2A7 chứng minh rằng quân đội các nước vẫn xác định sự cần thiết phải duy trì lực lượng xe tăng trong quân đội.
Thật vậy, một mũi đột kích hoả lực mạnh và khả năng phòng vệ như một xe tăng trên mặt đất bao giờ cũng rẻ, dễ huấn luyện, trang bị hơn các mũi đột kích trên không vốn ngày nay cũng chẳng còn an toàn trước các loại tên lửa phòng không vác vai ngày càng hiện đại.
Còn xe tăng thì tất nhiên ATGM vẫn còn rất cần thiết để chống lại nó. Ở đây chúng ta không bàn về kỹ thuật xuyên giáp. Muốn xuyên giáp thì trước tiên phải bắn trúng xe tăng đã.
Về mặt kỹ thuật
Khi một tên lửa dẫn đường vô tuyến theo phương thức bám chùm tia hồng ngoại bắn về phía T-90.
Cảm biến hồng ngoại trên xe sẽ phát hiện chùm tia dẫn đường để bật đèn hồng ngoại chế áp dẫn đường, hệ thống phóng khói gây cản tầm nhìn trắc thủ và xe tự động xoay nòng pháo về phía phát ra chùm tia dẫn đường ATGM để sẵn sàng phản kích.
TOW ATGM làm mưa làm gió tại chiến trường Syria.
Như vậy, bắn các loại ATGM hiện đại như 9M133 Kornet, HJ-11 vào các xe tăng hiện đại như T-90 là việc rất nguy hiểm. Đạn có thể bị chế áp để không đến đích và bệ phóng có thể bị phản kích bỡi pháo tăng.
Hiện nay, phương thức dẫn đường chủ yếu của ATGM hiện đại là bám chùm tia laser. Với phương thức này, bắn các xe tăng hiện đại như T-90 là rất nguy hiểm.
Và đặc biệt nguy hiểm hơn nếu bắn vào ban đêm. Các camera nhìn đêm toàn cảnh trên xe tăng dễ dàng nhìn thấy chùm tia hồng ngoại và bắn pháo vào nơi phát ra nó.
Thực tế chiến trường
Tại Syria và Yemen, Iraq cho thấy rằng các loại ATGM lái bằng dây dẫn như BGM-71 TOW, HJ-8, 9K115-2 Metis-M vẫn luôn hữu dụng.
Hàng trăm xe tăng của quân chính phủ Syria bị các nhóm đối lập loại khỏi vòng chiến cũng chỉ với 2 loại tên lửa lái bằng dây dẫn.
Bi kịch đến mức quân chính phủ nếu không được cung cấp tiếp các xe tăng T-90A mới từ Nga thì có thể coi họ mất hết số xe tăng đến hàng nghìn chiếc mà họ có trong trang bị trước chiến tranh.
Phía quân Arab Saudi và Iraq cũng không khá hơn khi hàng chục chiếc xe tăng hiện đại như M1A1, Leclerc vẫn bị khuất phục bởi ATGM.
Nhưng khi xe tăng T-90A hiện đại nhất khu vực bắt đầu xuất hiện, vấn đề lại khác. Trên xe tăng T-90A vốn trang bị hệ thống phòng thủ Shtora với đèn chế áp hồng ngoại và trợ giúp phản kích khi bị ATGM bắn.
Loại xe tăng này có thể miễn nhiễm với các tên lửa hiện đại như Kornet hay HJ-11 nhưng với các tên lửa cổ như TOW, HJ-8, Metis-M thì hệ thống Shtora hiện đại lại vô dụng.
HJ-8L ATGM trong biên chế quân đội Srilancarvới bệ phóng gọn nhẹ, kính nhìn đêm và lái bằng dây dẫn.
Dù bắn ban đêm hay ban ngày thì các tên lửa dẫn bằng dây không hề phát ra chùm tia hồng ngoại nên bảo đảm bí mật bệ phóng cho đến khi đạn đến đích. Các phương pháp chế áp vô tuyến hòng cản trở nó là vô dụng vì lệnh dẫn đường truyền dẫn trong dây.
Như vậy, với các ưu điểm là đơn giản do không dùng công nghệ cao, bệ phóng gọn nhẹ do không cần máy phát tia dẫn đường bán tự động… lại dễ dàng bắn được các xe tăng hiện đại nhất có cảm biến phức tạp.
Nên chăng các ATGM thế hệ tiếp theo nên quay về nguồn cội dẫn đường bằng dây. Nhưng có thể trang bị hiện đại hơn cho bệ phóng như các camera ảnh nhiệt tầm xa, dây dẫn gọn trong ống phóng dùng 1 lần như HJ-8.
Thậm chí có thể tích hợp cả camera lên đạn để bệ phóng lái đạn cầu vồng đánh vào nóc xe như tên lửa FGM-142 Javelin mà vẫn bảo đảm không mắc lỗi nhầm mục tiêu, mất mục tiêu mà vẫn bí mật bệ phóng và khó chế áp.