Tàu tên lửa thế hệ mới của Nga liệu có phù hợp với Việt Nam?

Ly Vy |

Các tàu hộ vệ thuộc đề án 22800 lớp Karakurt của Nga sẽ là phương án nâng cấp hợp lý cho đội tàu tên lửa cỡ nhỏ của Hải quân nhân dân Việt Nam.

Trong biên chế Hải quân nhân dân Việt Nam, các tàu tên lửa Molniya thuộc đề án 1241.8 giữ vị trí rất quan trọng và là những chiến hạm có uy lực mạnh mẽ nhất hiện nay.

Tuy có hỏa lực mạnh nhưng Molniya là thiết kế từ thời Liên Xô, mặc dù Nga đã đưa ra nhiều phương án lắp đặt vũ khí mới nhằm đảm bảo phù hợp với điều kiện tác chiến hiện đại nhưng trong tương lai, việc thay thế bằng một lớp tàu mới hơn là điều cần thiết.


Tàu tên lửa thuộc đề án 1241.8 lớp Moniya số hiệu 380 do Việt Nam tự đóng trong nước theo giấy phép của Nga

Tàu tên lửa thuộc đề án 1241.8 lớp Moniya số hiệu 380 do Việt Nam tự đóng trong nước theo giấy phép của Nga

Nga là nơi khai sinh Molniya và cũng là nước sở hữu nhiều tàu loại này nhất, nhưng gần đây họ đang tiến hành thay thế bằng những mẫu tàu mới hiện đại hơn.

Trong các lớp tàu tên lửa cỡ nhỏ thế hệ mới được Nga giới thiệu, tiêu biểu có thể kể đến đề án 21631 lớp Buyan-M. Đây là thiết kế cải tiến từ tàu pháo đề án 21630 lớp Buyan.

Mặc dù chỉ có kích thước dài 74,1 m; rộng 11 m; lượng giãn nước 949 tấn nhưng Buyan-M mang được rất nhiều loại vũ khí hiện đại mà tiêu biểu là hệ thống tên lửa Kalibr.


Tàu tên lửa thuộc đề án 21631 lớp Buyan-M

Tàu tên lửa thuộc đề án 21631 lớp Buyan-M

Tuy nhiên, do được thiết kế chuyên hoạt động ở vùng biển gần bờ, biển kín nên hiện nay tàu tên lửa Buyan-M chỉ được Nga biên chế cho Hạm đội Caspian và Hạm đội biển Đen. Đây là hai hạm đội chủ yếu trang bị tàu tên lửa cỡ nhỏ.

Còn những đơn vị khác như Hạm đội Baltic hay Hạm đội Thái Bình Dương thì không được trang bị loại tàu này do điều kiện kỹ thuật không phù hợp.

Đứng trước yêu cầu thiết kế một mẫu tàu tên lửa cỡ nhỏ mới, có uy lực và tính năng kỹ thuật phù hợp với các hạm đội còn lại, Nga đã cho ra đời đề án 22800 Karakurt.

Lớp tàu này có lượng giãn nước khoảng 800 tấn (nhỏ hơn một chút so với Buyan-M) nhưng sức mạnh không hề thua kém.

Tàu được lắp đặt pháo chính A-220M cỡ 57 mm, đây là loại pháo thế hệ mới, so sánh với pháo cỡ nòng 76 mm và 100 mm thì pháo 57 mm có tốc độ bắn cao hơn, phù hợp trang bị tên tàu cỡ nhỏ để phòng không cũng như bắn hạ các xuồng cao tốc.

Theo kế hoạch Karakurt còn được trang bị 1 module pháo-tên lửa phòng không Pantsir-M (phiên bản hải quân của Pantsir-S1), tuy nhiên 2 tàu đầu tiên vẫn mang pháo AK-630M.


Tàu tên lửa thuộc đề án 22800 lớp Karakurt

Tàu tên lửa thuộc đề án 22800 lớp Karakurt

Vũ khí chính trên các chiến hạm cỡ nhỏ của Hải quân Nga hiện nay là 8 ống phóng thẳng đứng tương thích với tên lửa Kalibr, giúp tàu tấn công được cả mục tiêu trên biển và trên đất liền ở khoảng cách hàng nghìn km.

Như vậy với đề án 22800 lớp Karakurt, Nga đã đưa ra phương án khả thi nhằm thay thế cho tàu tên lửa lớp Molniya và Việt Nam có thể lựa chọn trong tương lai.

Khác với nhiều thiết kế tàu tên lửa mới được Nga giới thiệu, Karakurt đang trong quá trình thi công nên chúng ta đủ thời gian chờ đến khi chiếc đầu tiên hoàn thiện và đưa vào sử dụng để đánh giá hiệu quả trước khi chính thức đặt mua.

Ngoài ra, việc chia sẻ chung một lớp tàu với Nga sẽ giúp đảm bảo hậu cần cũng như dễ dàng lựa chọn phương án nâng cấp phù hợp.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại