Tàu quét mìn Trung Quốc điều đến giàn khoan chỉ là…đồ cổ

Trung Quốc vừa điều thêm 2 tàu quét mìn đến bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981, đây là loại tàu cũ được Liên Xô sản xuất từ những năm 1950.

Ngày 19/6, các tàu Trung Quốc quyết liệt cản phá tàu Kiểm ngư Việt Nam thực thi nhiệm vụ. Hai tàu quân sự loại quét mìn lớp T43 cũng lần đầu tiên xuất hiện ở hướng Nam giàn khoan Hải Dương 981. 

Thực chất, đây là những tàu được Liên Xô sản xuất và bán cho Trung Quốc. Tàu quét mìn lớp T43 được thiết kế vào năm 1946, phê duyệt thiết kế và bắt đầu sản xuất hàng loạt vào năm 1948. Tàu được xây dựng với kết cấu vỏ thép chắc chắn, nhưng các nhà sản xuất thời kỳ đó chưa thực sự nỗ lực trong việc giảm hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu và độ ồn. 

Thực chất, đây là những tàu được Liên Xô sản xuất và bán cho Trung Quốc. Tàu quét mìn lớp T43 được thiết kế vào năm 1946, phê duyệt thiết kế và bắt đầu sản xuất hàng loạt vào năm 1948. Tàu được xây dựng với kết cấu vỏ thép chắc chắn, nhưng các nhà sản xuất thời kỳ đó chưa thực sự nỗ lực trong việc giảm hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu và độ ồn. 

Tổng cộng có khoảng 180 tàu lớp T43 được Liên Xô sản xuất trong giai đoạn này. Trong đó xưởng đóng tàu ở Kamysh Borun đóng 61 tàu, Ba Lan (thuộc Liên Xô) đóng 12 tàu, Leningrad đóng trên 100 tàu. Và khoảng 20 tàu được đóng tại Trung Quốc. (Tàu quét mìn lớp T43 của Liên Xô) 

Quay trở lại với những con tàu của Trung Quốc, quốc gia này sau khi thấy tính hiệu quả của T43 thời kỳ đó đã nhanh chóng đặt mua 4 tàu lớp này, được biên chế thành tàu quét mìn lớp 6605. 

Sau đó, Trung Quốc tiếp tục đàm phán và mua Dự án 254 M (1955) rồi tự sản xuất nội địa với số lượng khoảng 20 tàu, biên chế thành lớp quét mìn 6610. Lớp 6610 khác với 6605 ở chỗ tàu có nhiều ưu điểm quét cơ khí sâu, âm thanh và từ quét, vũ khí chống ngầm hiện đại hơn, súng máy trên tàu lớn hơn với cỡ nòng 25mm thay vì 12,7mm như loại cơ bản. 

Sau này Trung Quốc sản xuất thêm một số tàu 6610 với nhiều nâng cấp như nâng cao tốc độ tàu, biến nó gần như trở thành một con tàu tuần tiễu, nâng tổng số loại này lên 33 chiếc được biên chế. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định rằng đây chỉ là một mẫu tàu ồn ào, tốn nhiên liệu, lạc hậu và không có khả năng tác chiến biển xa. Loại tàu này cũng được Nga loại tất cả khỏi biên chế từ những năm 90 thế kỷ trước. 

Vũ khí chính của tàu quét mìn lớp T43 hay 6610 của Trung Quốc là hai bệ súng máy trước sau với biến thể nhỏ nhất 12,7mm và lớn nhất là 30mm. Ngoài ra, tàu có thể mang thêm 36 bom chìm, 10 thủy lôi cùng hệ thống các thiết bị phá mìn bằng chạm nổ, từ tính, sóng âm… Tốc độ tối đa của tàu khoảng 16 hải lý/h. (Cận cảnh tháp chỉ huy của tàu lớp 6610) 

Tuy T43 hay 6610 đã là một tàu quét mìn cổ lỗ lạc hậu, tuy nhiên với nền tảng công nghệ của T43, Trung Quốc đã sản xuất ra những thế hệ tàu quét mìn mới như lớp 082, được tích hợp các thiết bị điện tử tinh vi, hiện đại, khả năng giảm ồn, tiết kiệm nhiên liệu và mang theo được nhiều vũ khí hơn. 

Việc Trung Quốc đưa tàu quét mìn lớp T43 hay 6610 ra Biển Đông, bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981, nhiều chuyên gia cho rằng Trung Quốc muốn theo dõi việc Việt Nam có triển khai các khí tài ngầm của mình. Nhưng thực tế, T43 là một cục sắt di động và khả năng đâm húc, cản trở của nó là hiệu quả nhất với những gì đang diễn ra tại thực địa.

Việc Trung Quốc đưa tàu quét mìn lớp T43 hay 6610 ra Biển Đông, bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981, nhiều chuyên gia cho rằng Trung Quốc muốn theo dõi việc Việt Nam có triển khai các khí tài ngầm của mình. Nhưng thực tế, T43 là một cục sắt di động và khả năng đâm húc, cản trở của nó là hiệu quả nhất với những gì đang diễn ra tại thực địa.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại