Tàu ngầm hạt nhân Nga bơi lên Bắc Cực

Mỹ Đức |

Theo Sputnik, tàu ngầm hạt nhân Pskov đang trên hành trình trở lại Hạm đội Biển Bắc sau khi hoàn thành quá trình nâng cấp.

Gia tăng quân sự

Thông tin này được thuyền trưởng Andrei Luzik của tàu Pskov cho biết: “Công việc sửa chữa kỹ thuật của con tàu này đã được hoàn tất và tàu Pskov sẽ được tái trang bị vào lực lượng tàu ngầm thuộc Hạm đội phương Bắc.

Ngày hôm nay (28/12) tàu ngầm Pskov đã rời nhà máy và bắt đầu hành trình quay trở về căn cứ hạm đội trên”.

Sẽ không có gì đáng nói về việc tàu ngầm Pskov tái trang bị vào lực lượng vũ trang Nga tại Bắc Cực nếu nó không diễn ra ngay sau tuyên bố của Tổng thống Putin rằng Moscow sẽ tăng cường lực lượng để bảo vệ tài nguyên tại cực Bắc của Trái đất này.

Thông tin này được tờ Daily Mail (Anh) dẫn lời Tổng thống Putin cho biết rằng Moscow tung quân bảo vệ nguồn dầu khí Bắc Cực, khi phải cạnh tranh với Na Uy, Đan Mạch và Canada.

Bắc Cực là vùng duy nhất trên thế giới chưa được xác định biên giới rõ ràng và Nga, Đan Mạch, Na Uy và Canada đều tuyên bố chủ quyền thềm lục địa và nguồn tài nguyên của Bắc Cực.

Theo ước tính có hàng tỉ tấn dầu - khí ở thềm lục địa nên 4 nước trên đều giành chủ quyền. Tổng thống Nga Putin tung quân bảo vệ nguồn dầu khí Bắc Cực, còn triển khai tên lửa phòng không hiện đại đến vùng này.

Theo Daily Mail, kế hoạch tăng cường hiện diện quân sự của Nga gồm xây 13 đường băng và 10 trạm radar tại Bắc Cực vốn cũng giàu nguồn cá.

Tổng thống Vladimir Putin cũng đang giám sát việc hoàn thành 6 căn cứ quân sự mới ở vùng lãnh thổ thuộc Nga nhằm ngăn cản sự cạnh tranh tài nguyên của các nước khác.

Hiện có 150 quân nhân Nga chờ đón Năm mới 2016 ở căn cứ Trefoil tại đảo Alexandra Land ở trung tâm Bắc Cực. Bộ Quốc phòng Nga trong tháng 12 đã tuyên bố đưa tên lửa phòng không S-400 đến quần đảo Novaya Zemlya và cảng Tiksi.

Tàu ngầm hạt nhân Pskov.
Tàu ngầm hạt nhân Pskov.

Trong khi đó, 5 căn cứ quân sự còn lại sắp xây xong ở các đảo Kotelny, đảo New Siberia, đảo Kotelny, đảo New Siberia, đảo Sredny thuộc quần đảo Severnaya Zemlya, vùng Rogachevo ở quần đảo Novaya Zemlya và đảo Wrangel cùng mũi Schmidt trên bán đảo Chukotka.

Việc Nga gia tăng phương tiện quân sự cho Bắc Cực cho thấy thái độ rõ ràng của Nga với vấn đề Bắc Cực khi Bộ trưởng Quốc phòng Nga, ông Shoigu tuyên bố Moscow sẵn sàng bảo vệ lợi ích tại khu vực này bằng quân sự.

Tăng quân sự để thực thi phi quân sự

Theo Sputnik, việc Nga gia tăng phương tiện quân sự tại Bắc Cực không gì khác là vì mục đích hòa bình nói chung.

Bắc Cực là một môi trường hoạt động vô cùng nguy hiểm và Nga - giống như tất cả các quốc gia Bắc Cực - dựa vào các lực lượng quân sự để thực hiện các hoạt động phi quân sự khác, bởi vì các lực lượng vũ trang có tổ chức và được huấn luyện để xử lý những rủi ro này.

Tuyến bờ biển phía Bắc kéo dài 4.800 km dọc theo bờ biển Siberia giữa Barents và Bering, nơi thiếu các trung tâm dân cư, cơ sở hạ tầng. Cùng với việc tăng cường lực lượng quân sự, Nga đang gia tăng sự hiện diện để bảo vệ bờ biển của mình trong khu vực.

Nâng cao nhận thức và năng lực điều hành chắc chắn có tác động đến vấn đề an ninh, mặc dù chủ yếu là phòng thủ.

Nhưng tăng cường các khả năng cũng rất quan trọng nhằm ngăn ngừa các hoạt động tội phạm (chẳng hạn như cướp biển).

Nhưng quan trọng hơn, sự hiện diện quân đội ở Bắc cực là cần thiết để cung cấp khả năng tìm kiếm và cứu hộ vì sự phát triển của giao thông vận tải trên các tuyến đường biển Bắc còn hạn chế và nguy cơ các tàu du lịch bị mắc kẹt là rất cao.

Việc tăng cường lực lượng quân sự của Nga ở Bắc Cực trong những năm gần đây đã gây ra nhiều mối lo ngại ở phương Tây, nhưng hành động này thực chất không phải là một mối đe dọa đối với NATO, đặc biệt là Mỹ.

Nga có quyền giám sát và bảo vệ lãnh thổ của mình, ngăn ngừa tội phạm và cung cấp sự hỗ trợ khi cần thiết.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại