1. Phân biệt chức năng của kiểm ngư và cảnh sát Biển của Việt Nam:
- Kiểm Ngư Việt Nam được thành lập ngày 25 tháng 01 năm 2013 theo Nghị định số 102/2012/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 29/11/2012.
Nghị định này quy định, Kiểm ngư là lực lượng chuyên trách của Nhà nước thuộc Tổng cục Thủy sản trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện chức năng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật và thanh tra chuyên ngành thủy sản trên các vùng biển Việt Nam.
Bên cạnh đó, Kiểm Ngư sẽ bảo vệ ngư dân, chủ quyền quốc gia trên biển. Là lực lượng dân sự nhưng kiểm ngư có thể phối hợp với hải quân, biên phòng, cảnh sát biển.
- Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng chuyên trách thực hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên trên các vùng biển và thềm lục địa của nước này.
Bộ Quốc phòng Việt Nam trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.Lực lượng này nâng lên thành Bộ Tư lệnh cảnh sát biển theo Nghị định số 96/2013/NĐ-CP, ngày 27 tháng 08 năm 2013 của Chính phủ.
Tàu DN-2000 của Cảnh sát biển không có hanga trực thăng.
2.Nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trên biển, lực lượng Kiểm ngư Việt Nam đã được trang bị nhiều loại tàu tuần tra hiện đại, trong đó lớn nhất là 2 tàu KN-781, KN-782 thuộc lớp DN2000 đóng tại nhà máy đóng tàu Hạ Long theo thiết kế của tập đoàn Damen (Hà Lan).
Tàu của cảnh sát biển là 8001 và 8002 cũng thuộc lớp này nhưng bố trí trên tàu, mũi tàu, trang bị và vũ khí khác tàu kiểm ngư.
Việc được trang bị 2 tàu tuần tra cỡ lớn với lượng giãn nước 2.500 tấn, có sân đỗ và nhà chứa (hangar)cho trực thăng mở ra hướng phát triển mới cho lực lượng Kiểm ngư nói riêng và các lực lượng thực thi pháp luật trên biển nói chung.
Từ nay chúng ta đã có thể triển khai trực thăng tuần tra, cứu hộ cứu nạn theo tàu nhằm hỗ trợ các hoạt động trên biển khi cần thiết, điều này cũng phù hợp với xu hướng chung của thế giới.Trong khi đó tàu của cảnh sát biển chỉ có bến đáp trực thăng nhưng không có Hangar.
Điều này có thể lý giải như sau :
- Với mục đích kiểm soát,bảo vệ và bao gồm cả cứu hộ cứu nạn tàu của Kiểm ngư cần có nhà chứa cho trực thăng và phòng lưu trú cho sự hoạt động dài hạn của mình trên biển đặc biệt đối với công tác đánh bắt thủy xa bờ của ngư dân.
Việc kiểm soát này là liên tục và lâu dài. Còn việc duy trì an ninh của cảnh sát biển yếu tố này không cấp thiết.
- Cùng gần nhau về thiết kế, lớp tàu cũng như kích thước tuy nhiên trên tàu cảnh sát biển là tàu đặc trách vấn đề an ninh, chủ quyền cần một không gian bố trí các phòng,con người và thiết bị nhiều hơn.Do vậy mà diện tích khoang chứa (Hangar) không còn.
- Về biên chế do Bộ quốc phòng quản lý cũng khiến cho tàu Cảnh sát biển là một phần (tất nhiên không thuộc Hải quân) trong tác chiến chống tội phạm và giữ vững an ninh chủ quyền và công tác cứu hộ.Có được sự phối hợp cần thiết của Hải quân khi cần.
Điều này khiến cho nó không nhất thiết phải có khoang chứa cho hoạt động ngắn ngày của Trực thăng và cư trú.
- Việc chuyển hai thể loại tàu này theo mình cũng không khó khăn lắm, tàu kiểm ngư lớp DN-2000 được biên chế sau này trước tầu 8001 của CSB nên nó cập nhật được tình hình cần thiết cho tình trạng tranh chấp phức tạp trên Biển Đông.
Lê Chí Hiếu (15h42, ngày 14-11-2015)
Có bạn nói các tàu DN-2000 của lực lượng Kiểm ngư là biến thể nâng cấp, do đóng mới sau nên có ưu việt hơn ở 1 số điểm trong đó có cái hangar.
Thực tế nếu như bạn nói thì tàu CSB 8005 là tàu khởi đóng sau khi KN-781 và KN-782 đã thành hình cũng chả có hangar đâu.
Việc có 2 biến thể này do ban đầu Damen đã đưa ra 2 cấu hình khác nhau và việc lựa chọn cùng 1 lúc 2 cấu hình là do chúng ta lựa chọn.
Tờ tạp chí Janes chuyên về quốc phòng của Vương quốc Anh đã từng đưa tin về việc này, theo đó VN sẽ đóng 4 tàu OPV-9014 ở 2 cấu hình có và không có hangar và thực tế hiện nay chúng ta đã đóng hơn 4 tàu.
Còn bạn Lê Chí Hiếu giải thích lý do cho rằng tàu DN-2000 của Cảnh sát biển không có hangar (do đoạn này quá dài nên không tiện trích dẫn) nhưng bản thân lời giải thích của bạn đã có nhiều mâu thuẫn.
Thứ nhất, DN-2000 thì bản thân cái chữ DN đã nói đến chức năng nhiệm vụ là tàu "đa năng".
Bạn có thể thấy vì sao chúng ta lại không đặt định danh "TT" như các tàu TT-120, TT-200, TT-400 hay sắp tới là một số tàu lớn hơn là bởi những tàu như 8001, 8002, 8004, 8005 không chỉ là tàu tuần tra xa bờ mà nó còn thực hiện nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn xa bờ.
Và từ ngày thành lập lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đến nay, đây vẫn là 1 trong những nhiệm vụ quan trọng. Sắp tới chúng ta sẽ đóng các tàu SAR cho CSB đủ để thấy đây vẫn là lực lượng đảm trách nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn chính trên biển.
Ngoài ra, bạn nói không đủ diện tích để bố trí hangar là không đúng, phân thiết kế sàn đáp trực thăng phía sau cũng như nơi đúng ra để đặt hangar trên tàu DN-2000 ở các tàu CSB vẫn có (hiện tại mục bình luận này mình không thể dẫn ảnh ra để chứng minh được).
Và 1 điều cuối cùng, sắp tới đây, theo đề án thì Cảnh sát biển sẽ mua trực thăng và khi đó việc duy trì hoạt động của trực thăng theo tàu trên biển là cần thiết và đến lúc đó hy vọng các tàu DN-2000 tiếp theo của CSB sẽ được chuyển sang cấu hình có hangar.
Như vậy chúng ta có thể rút ra kết luận vấn đề như sau:
- Ngay từ ban đầu chúng ta đã tính đến 2 cấu hình riêng biệt của lớp tàu OPV-9014 mà Việt Nam định danh là DN-2000, có và không có hangar.
- Việc lựa chọn mẫu thiết kế nào cho Cảnh sát biển hay Kiểm ngư có thể chỉ mang tính chất ngẫu nhiên do kế hoạch trang bị trực thăng sẽ cần thời gian dài nên chúng ta sẽ có 2 thiết kế để thử nghiệm sẵn sàng.
- Trong thời gian sắp đến, nếu lực lượng Cảnh sát biển và Kiểm ngư được trang bị trực thăng, ngoài hangar chúng ta cũng sẽ phải nghiên cứu những vấn đề khác như việc đào tạo đội ngũ kỹ thuật hàng không đi theo tàu, bảo quản trực thăng khi đi biển (vấn đề liên quan đến hangar) và quan trọng nhất là đội ngũ phi công phối thuộc.
- Việc chuyển đổi giữa 2 biến thể có và không có hangar của tàu DN-2000 sẽ không quá khó khăn, chúng ta có thể thấy khi tàu CSB-8002 được khởi đóng nó đã có một số thay đổi so với tàu 8001 ở vị trí sàn helipad được thiết kế dài hơn 1 chút nên việc thay đổi cấu hình cho phù hợp với thực tế sẽ không có gì phải bận tâm.
Vũ Duy Quang (12h50, ngày 15-11-2015)