Tăng cường khả năng đổ bộ, Nhật gửi thông điệp tới Trung Quốc

Tăng khả năng đổ bộ cho Lực lượng phòng vệ nói chung, xây dựng thủy quân lục chiến nói riêng, Nhật đang gửi đi thông điệp tới nhóm các hòn đảo đang tranh chấp với quốc gia khác.

afds
Điều đáng quan tâm nhất, đặc biệt trong bối cảnh bất đồng giữa Nhật Bản và Trung Quốc, là việc Tokyo tăng cường khả năng đổ bộ của Lực lượng phòng vệ. Ảnh: Minh họa

1. Phát biểu với tờ The Wall Street Journal cách đây không lâu, Thủ tướng Nhật Bản, ông Shinzo Abe cảnh báo Trung Quốc rằng, hòa bình sẽ khó có thể đạt được nếu Trung Quốc cố tình thay đổi hiện trạng bằng vũ lực.

Trong bối cảnh đó, Lực lượng phòng vệ (JSDF) và Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) đã và đang nâng cao khả năng chiến đấu của họ nhằm bảo vệ lợi ích hàng hải của Nhật Bản. Và Thủ tướng Abe cũng đang làm những gì có thể để “tăng lực” cho JSDF và JCG bằng cách lần đầu tiên tăng ngân sách cho Bộ Quốc phòng Nhật Bản trong vòng hơn 1 thập kỷ qua.

Điều đáng quan tâm nhất, đặc biệt trong bối cảnh bất đồng giữa Nhật Bản và Trung Quốc, là việc Tokyo tăng cường khả năng đổ bộ của Lực lượng phòng vệ. Cuộc tập trận đổ bộ quy mô lớn mà Bộ Quốc phòng Nhật Bản tổ chức vào đầu tháng 11, đã cho thấy tham vọng này.

Hiện lực lượng Lực lượng phòng vệ Nhật Bản có gần như đầy đủ các trang bị cho việc đổ bộ, đặc biệt là 3 tàu đổ bộ chở xe tăng lớp Osumi cùng với 6 tàu đổ bộ bằng đệm khí LCACs và hàng loạt các tàu đổ bộ nhỏ, cũng như tàu khu trục trực thăng lớp Hyuga Izumo (để cung cấp khả năng trên không).

2. Nhật Bản cũng đang xây dựng và phát triển một lực lượng đổ bộ riêng. Tuy nhiên, đơn vị chuẩn bị đổ bộ, theo cách gọi của Bộ Quốc phòng Nhật Bản, ít nhất cho tới hiện nay là một lực lượng tương đối nhỏ. Nó là một đơn vị chuyên môn của Lực lượng Phòng vệ mặt đất (GSDF) hơn là một lực lượng thủy quân lục chiến theo đúng nghĩa. Đơn vị này có 700 người ban đầu và sẽ mở rộng tới 3.000 người theo thời gian.

Nhiệm vụ của đơn vị này sẽ là đáp lại “các cuộc tấn công trên các đảo xa”, như ngân sách quốc phòng 2014 của Nhật Bản giải thích.

Hiện chỉ có một nhóm đảo xa mà Nhật Bản thực sự quan tâm là quần đảo Senkaku/Điếu Ngư có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.

Tất nhiên, Nhật Bản cũng có tranh chấp chủ quyền với Nga và Hàn Quốc về một số hòn đảo. Nhưng những hòn đảo này không nằm dưới sự kiểm soát của Nhật và rất khó để tưởng tượng Tokyo sẽ gửi quân để giành lại chúng.

Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nằm dưới sự kiểm soát của Nhật Bản và điều này cho phép Tokyo triển khai một cuộc đổ bộ như một chiến dịch bảo vệ hoặc chiếm lại trong trường hợp xảy ra xung đột.

Thủy quân lục chiến Nhật Bản, nói một cách khác, sẽ là lực lượng đầu tiên trên thế giới được giao nhiệm vụ bảo vệ một khu vực đặc biệt, nhỏ và không người ở.

dfds
Lực lượng phòng vệ Nhật Bản cần phải tiếp cận được mặt đất càng nhanh càng tốt trong trường hợp xảy ra xung đột ở đảo. Ảnh: Minh họa

3. Nhu cầu ngân sách quốc phòng năm 2014 của Nhật Bản nêu rõ mục tiêu mua sắm về trang bị cho các đơn vị lính thủy đánh bộ mới. Không ngạc nhiên khi Thủy quân lục chiến Mỹ được nhắc tới với vai trò huấn luyện các đối tác Nhật Bản.

Tất nhiên, việc mua sắm các trang thiết bị cho Thủy quân lục chiến Nhật giống như Thủy quân lục chiến Mỹ có thể là lựa chọn dễ dàng nhất, nhưng nó sẽ không mang lại kết quả tốt nhất – theo các nhà bình luận Mỹ.

David Fuquea, một giáo sư tại Trường Hải quân Mỹ, nhận định “Trực thăng Osprey có vai trò như một nền tảng cách mạng nhất cho các hoạt động đổ bộ từ máy bay trực thăng”, và khuyến khích mạnh mẽ Lực lượng phòng vệ Nhật Bản mua máy bay loại này.

Tuy nhiên, ông David Fuquea cũng nói rằng, Lực lượng phòng vệ Nhật Bản không nên sử dụng các thiết giáp lưỡng thê như Thủy quân lục chiến Mỹ. Thay vào đó, ông khuyên Nhật Bản mua các loại xe có tính cơ động và dã chiến cao hơn, cũng như các pháo cơ động có thể được vận chuyển cùng thủy quân lục chiến bằng máy bay Osprey.

Lập luận của Fuquea rất phù hợp bởi Lực lượng phòng vệ Nhật Bản cần phải tiếp cận được mặt đất càng nhanh càng tốt trong trường hợp xảy ra xung đột ở đảo. Thêm nữa, họ cũng cần các phương tiện phù hợp để giữ vị trí chiến đấu một khi họ đã đổ bộ được.

Trong khi đó, các thiết giáp lưỡng thê di chuyển chậm sẽ không có khả năng sống sót khi chúng hoạt động lộn xộn về phía bãi biển. Ông Fuquea cho rằng, Nhật Bản cần các phương tiện thiết giáp cơ động và có khả năng sống sót cao hơn các thiết giáp lưỡng thê hiện nay.

4. Đơn vị thủy quân lục chiến mới của Nhật Bản sẽ đóng quân tại Sasebo, phía Tây Kyushu, nhưng đó không phải là khu vực gần nhất với đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Lực lượng phòng vệ Nhật Bản hiện đang tăng cường các nơi khác tại Okinawa, nơi có một phần là quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Bên cạnh đó, Lực lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản đang triển khai một đơn vị quan sát ven biển mới nhằm vào đảo Yonaguni – nơi gần nhất với Senkaku/Điếu Ngư tại điểm cuối của chuỗi đảo Ryukyu. Họ cũng được cho là đang xem xét triển khai các tên lửa chống tàu gần đảo Ishigaki.

Trong khi đó, Đơn vị bảo vệ bờ biển mới thành lập đóng tại Ishigaki có quân số 600 người. Đây được cho là đơn vị có nhiệm vụ duy nhất: giám sát và bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Khi việc cắt giảm ngân sách và những bế tắc chính trị thực sự có thể làm suy yếu khả năng của Mỹ trong việc can thiệp vào các tranh chấp tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, thì Nhật đang đưa ra một tín hiệu rõ ràng tới Trung Quốc: Nhật sẵn sàng cho mọi tình huống có thể xảy ra ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, cho dù có hoặc không có sự giúp đỡ của Mỹ.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại