Được biết đến nhiều nhất trong số đó có lẽ là GIGN, được xem là một trong những đơn vị giải cứu con tin hàng đầu thế giới. GIGN đã giải quyết thành công nhiều vụ bắt giữ con tin của những tổ chức khủng bố. Trong đó nổi tiếng nhất là vụ giải cứu chuyến bay Air France 8969, bị nhóm khủng bố Hồi giáo bắt cóc cùng 221 hành khách và phi hành đoàn.
Đoạn clip dưới đây dựng lại cuộc đấu súng dữ dội bên trong máy bay ngày 26/12/1994. Toàn bộ hành khách đều được giải thoát an toàn, cả 4 tên khủng bố bị tiêu diệt.
Lính Lê dương, lực lượng quân sự gồm những lính tình nguyện người nước ngoài của Pháp, cũng có những đơn vị đặc nhiệm riêng.
Đoạn clip dưới đây là hình ảnh những binh sĩ thuộc Trung đoàn dù lê dương số 2 nhảy dù xuống Timbuktu, Mali từ những chiếc C-160 trong chiến dịch Serval chống quân phiến loạn Hồi giáo tại Mali. Nó được quay từ camera hồng ngoại trên UAV Farfang vào tháng 1 năm 2013.
Trung đoàn 2 được xem là đơn vị tinh nhuệ nhất trong số các đơn vị lính Lê dương. Đây thường là đơn vị được triển khai đầu tiên mỗi khi có xung đột. Trong số những tân binh gia nhập lực lượng Lê dương, những cá nhân xuất sắc nhất sẽ được chọn vào trung đoàn này. Ngoài chương trình huấn luyện thông thường, họ sẽ có thêm 4 tháng học nhảy dù.
Bên trong Trung đoàn dù 2 này còn có một đơn vị con tinh nhuệ hơn nữa, được gọi là GCP, hay biệt kích dù. Tên ban đầu của nó là Les CRAP, viết tắt của biệt kích trinh sát và tác chiến sâu bên trong lãnh thổ đối phương. Tuy nhiên, sau khi các sĩ quan chỉ huy biết rằng "crap" trong tiếng Anh có nghĩa là "chất thải", họ đổi tên thành GCP.
Chương trình huấn luyện của GCP rất đa dạng và khắc nghiệt
Trung đoàn dù thủy quân lục chiến số 1, 1er RPIMa, là một trong những đơn vị đặc nhiệm dày dạn kinh nghiệm nhất của quân đội Pháp. Đơn vị này được gọi là ‘SAS của Pháp’, do được thành lập trong Thế chiến thứ 2 và do các sĩ quan SAS của Anh huấn luyện. Nhiệm vụ chính của 1er RPIMa là trinh sát tầm xa và chống khủng bố. Lực lượng này được sử dụng chủ yếu cho các chiến dịch tại những nước thuộc địa cũ của Pháp tại Châu Phi.
Hải quân Pháp cũng có đơn vị đặc nhiệm riêng của mình, gọi Biệt kích hải quân, Commandos Marine. Với tổng quân số khoảng 600 người, đơn vị này cũng được thành lập trong thế chiến thứ 2 theo mô hình biệt kích của người Anh. Nó được tổ chức thành 6 đại đội, chuyên về những nhiệm vụ cụ thể khác nhau như tác chiến dưới nước, đổ bộ, trinh sát, chống khủng bố trên biển…Mỗi đại đội được đặt theo tên một sĩ quan hy sinh khi đang làm nhiệm vụ.
Commandos Marine được huấn luyện cho nhiều loại nhiệm vụ khác nhau
Đảm nhiệm vai trò đổ bộ đường không cho các đơn vị đặc nhiệm là Phi đoàn trực thăng Pyrénées. Sử dụng chủ yếu là trực thăng Puma, đơn vị này có nhiệm vụ chuyên chở các đơn vị đặc nhiệm, và tìm kiếm cứu nạn trên chiến trường. Những chiếc Puma của đơn vị này được trang bị đặc biệt để có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, và có thể được tiếp nhiên liệu trên không.
Phi đoàn trực thăng vận Pyrénées
Ngoài ra, không quân Pháp cũng có những đơn vị biệt kích dù riêng. Như trong clip dưới đây là một cuộc tuần tra của tiểu đoàn dù 20 tại Mali trong chiến dịch Serval hồi đầu năm ngoái.
Lực lượng đặc nhiệm kín tiếng nhất của Pháp là đơn vị tác chiến thuộc Cục tình báo hải ngoại DGSE. Với khoảng 150 thành viên, đơn vị này thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ tối mật tại nước ngoài. Tuy nhiên, nhiệm vụ được biết đến nhiều nhất lại là một vụ tai tiếng lớn cho nước Pháp, khi đặc vụ DGSE đặt bom đánh chìm một chiếc tàu của tổ chức Hòa bình xanh đang neo đậu tại New Zealand, do con tàu này tham gia phản đối những vụ thử hạt nhân của Pháp ở Thái Bình Dương. Một chìm tàu làm 1 thành viên Hòa bình xanh thiệt mạng. Hai đặc vụ DGSE bị bắt và kết án 10 năm tù tại New Zealand, nhưng được trở về Pháp chỉ sau 2 năm.
Tin tức về vụ đánh bom tàu ‘Rainbow Warrior’
Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA