Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên giống như một cơn đau đẻ, nhất định sẽ cho ra đời một Triều Tiên mới mà Bình Nhưỡng đã chọn sẵn.
Tấn công phủ đầu là thuật ngữ chỉ hành động quân sự của một quốc gia vào một quốc gia thù địch nào đó khi thấy an ninh quốc gia mình bị đe dọa nghiêm trọng và chắc chắn sẽ bị xâm hại trong một thời gian ngắn là không thể tránh khỏi.
Trong lịch sử chiến tranh hiện đại, Đức tấn công Ban Lan mở màn chiến tranh thế giới lần 2 không phải là đòn phủ đầu, Nhật Bản tấn công Mỹ trận Trân Châu cảng cũng vậy.
Riêng Mỹ tấn công Iraq, Afghanistan vì cho rằng 2 quốc gia này chứa khủng bố đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc gia Mỹ (Vũ khí hóa học của Irac, dung dưỡng bọn khủng bố Bin Laden trong vụ 11/9) được coi như là giống đòn tấn công phủ đầu nếu như nguyên nhân đó là thật.
Tuy nhiên, đòn tấn công phủ đầu đúng nghĩa nhất phải nêu danh đó là đòn mà Lý Thường Kiệt tấn công vào 2 thành Ung, Khiêm trên đất Tống.
Tình hình hiện nay trên bán đảo Triều Tiên thì bất kỳ, Triều Tiên hay Mỹ-Nhật-Hàn tấn công nhau trước đều cũng được coi là tấn công phủ đầu.
Hành động, tuyên bố của Triều Tiên chẳng phải là uy hiếp trực tiếp đến “rùng rợn” gấp hàng ngàn lần Iraq, Afghanistan “uy hiếp” an ninh Mỹ sao? Và chẳng phải B-52, B2, F-22 và hàng chục tàu chiến Mỹ sẵn sàng bóp chết Triều Tiên thì không uy hiếp an ninh sống còn của Triều Tiên sao?
Chính vì vậy mà nếu như bất kỳ ai, Mỹ hoặc Triều Tiên tấn công phủ đầu nhau trước tạo ra một cuộc chiến khủng khiếp ở khu vực Đông Bắc Á hay thế giới thì lịch sử đều ghi nhận nguyên nhân là do Triều Tiên hoặc Mỹ gây ra đều đúng sự thật.
Tuy nhiên, trong tình hình 2 hoặc nhiều quốc gia “gầm ghè” nhau, lịch sử từ cổ chí kim hiếm thấy một quốc gia nhỏ, yếu nào tấn công phủ đầu vào một quốc gia lớn và mạnh chứ chưa nói đến kết quả là thắng hay bại và hậu quả của đòn trả đũa, ngoại trừ danh tướng Lý Thường Kiệt của nước Việt, thắng trong đòn đánh phủ đầu và đòn trả đũa của đối phương.
Vậy Triều Tiên họ có dám tấn công phủ đầu vào Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc như đã tuyên bố hay không?
Triều Tiên là một quốc gia như thế nào về tiềm lực kinh tế, quân sự và ngoại giao thì cả thế giới ai cũng biết. Nếu mở một cuộc chiến tranh hạt nhân thì có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho Nhật Bản, Hàn Quốc nhưng Mỹ thì rất ít hoặc không hề hấn gì trong khi Triều Tiên bị xóa sổ là chắc chắn.
Còn chiến tranh thông thường, nếu như không có viện trợ của Trung Quốc, Nga khi bị cô lập hoàn toàn thì cũng thất bại trong một thời gian ngắn, nhưng nhận viện trợ của Trung Quốc, Nga để “đánh Mỹ và Nhật Bản đến người Triều Tiên cuối cùng” thì Bình Nhưỡng đã “ngấm đòn” hơn nửa thế kỷ nay rồi nên không dại. Cho nên, Triều Tiên sẽ không bao giờ muốn chiến tranh dù là kiểu gì nổ ra và do vậy không thể sử dụng đòn đánh phủ đầu.
Nhưng tuyên bố và hành động của Triều Tiên như thế họ không sợ bị Mỹ, Nhật Bản coi là nguy hiểm, đánh đòn phủ đầu hay sao, mà khi bị Mỹ, Nhật Bản đánh đòn phủ đầu thì Triều Tiên coi như hết đất sống?
Người Triều Tiên tại Bình Nhưỡng nhảy múa trong ngày 9/4/2013. Có thể nào khi chiến tranh khủng khiếp sắp xảy ra? Phải chăng họ chưa từng hiểu, từng nghe thế nào là B-52 rải thảm…?
Vậy hãy xem khả năng Mỹ có tấn công phủ đầu vào Triều Tiên không?
Đừng đem Iraq, Afghanistan…ra so sánh làm gì vì thời đó cha con ông Bush cầm quyền. Bán đảo Triều Tiên trong những lời tuyên bố, hành động có gang có thép vào nước Mỹ dưới thời ông Obama, thì sự đáp trả của nước Mỹ khiến dư luận ngạc nhiên và cảnh giác bởi tính nhu mì, hiền lành (không hung hăng, hiếu chiến).
Nước Mỹ, nước Nhật Bản “rối rít” cả lên triển khai thứ này thứ kia, điều lực lượng để bố trí chỗ này chỗ khác nhằm “phòng chống” Triều Tiên tấn công. Người ta thấy rõ hệ thống đánh chặn tên lửa được bố trí trên bãi cỏ, vườn hoa trong thành phố của Nhật Bản…
Về ý nghĩa an ninh và quân sự, về điều kiện tương quan lực lượng thì Mỹ và Nhật Bản phải tấn công phủ đầu ngay Triều Tiên trước khi quá muộn.
Ai cũng biết trong chiến tranh hiện đại, đòn tấn công phủ đầu là rất nguy hiểm vì có tính bất ngờ. Thông thường kẻ bị tấn công dù mạnh đến mấy cũng bị thiệt hại ban đầu là không tránh khỏi.
Điều gì xảy ra nếu chẳng may một tên lửa hạt nhân Triều Tiên hoặc thậm chí hàng loạt tên lửa thường thoát được hệ thống đánh chặn bay vào căn cứ Mỹ tại Nhật Bản, Hàn Quốc trong đòn dánh phủ đầu của Triều Tiên? Thiệt hại không thể lường được.
Một câu hỏi đặt ra, nếu như cha con ông Bush đang cầm quyền thì liệu nước Mỹ có “hiền lành” và “rối rít” như vậy không hay là Triều Tiên sẽ là một Irac thứ hai? Rõ ràng là dù ông Bush hay ông nào đi nữa cầm quyền thì nước Mỹ chỉ có một, dân Mỹ chỉ có một, ông Obama vào ông Sinzo Abe với bộ tham mưu của họ tài ba chẳng kém. Họ nắm chắc và làm chủ diễn biến, tình hình trên bán đảo Triều Tiên, có nghĩa là không những họ biết khả năng, ý định của Triều Tiên mà còn biết tương lai Triều Tiên sẽ ra sao, đi trên con đường nào...
Hành động của Mỹ, Nhật Bản từ căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên phải đạt 4 mục đích:
Một là tạo điều kiện và “kéo” hẳn Triều Tiên ra khỏi Trung Quốc.
Tại sao một dân tộc thông minh, sản xuất ra được VKHN mà lại ngửa tay xin của bố thí của Trung Quốc, chịu làm tấm đệm cho Trung Quốc, bị người ta điều khiển để quốc gia đến nổi “cùng quẫn” như này? Câu hỏi này không thể không tồn tại trong đầu của Bình Nhưỡng và nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong un. Triều Tiên sau cuộc khủng hoảng sẽ đi về đâu, thay đổi gì sẽ được định đoạt trong cuộc gặp tay đôi giữa Triều Tiên và Mỹ.
Hai là điều động, bố trí lực lượng một cách công khai sang châu Á-TBD.
Ba là điều 9 trong hiến pháp hòa bình của Nhật Bản phải được thay đổi bởi sự ủng hộ đa số của dân chúng Nhật Bản. Nhật Bản tái vũ trang mà không bị các láng giềng phản đối. Củng cố và tăng cường sức mạnh cho liên mimh quân sự Mỹ-Nhật- Hàn.
Ba mục đích trên nhằm mục đích cuối cùng là kiềm chế, bao vây, trước sự trỗi dậy hung hăng của Trung Quốc.
Như vậy, trong bối cảnh hiện nay, liệu Mỹ có tấn công phủ đầu Triều Tiên không dù ông Bush đang cầm quyền? Đương nhiên là không.
Sự chuẩn bị chiến tranh của Triều Tiên, tinh thần và thái độ của người dân Triều Tiên cũng như bên phía Hàn Quốc trước một cuộc “xâm lược” sắp xảy ra mà sự căng thẳng không giống như kiểu Việt Nam.
Đây chỉ là cái gọi “căng thẳng” mà thôi. Cái gọi là căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên giống như một cơn đau đẻ (vì thế nó chẳng nguy hiểm dù kêu rên thảm thiết) và tất yếu nhất định sẽ cho ra đời một Triều Tiên mới mà Bình Nhưỡng đã chọn sẵn.
Họ biết khả năng, ý định của Triều Tiên mà còn biết tương lai Triều Tiên sẽ ra sao, đi trên con đường nào...