Sức mạnh vượt trội của hộ vệ hạm ngang Gepard 3.9 Việt Nam

Chỉ ngang hộ vệ hạm Gepard 3.9 của Việt Nam một chút nhưng Project 20380 Steregushchy mạnh mẽ hơn với hệ thống vũ khí tấn công toàn diện.

Nhằm hiện đại hóa lực lượng tàu hộ vệ nói riêng và trang bị hải quân nói chung, đầu những năm 2000, Nga đã bắt đầu khởi đóng lớp tàu hộ vệ thế hệ mới thuộc Project 20380 Steregushchy.
Hầu như tất cả các biến thể đều có chung kích thước, sự thay đổi chủ yếu nằm ở hệ thống điện tử hàng hải và hệ thống vũ khí (thay đổi pháo, tên lửa).
Lớp tàu hộ vệ này có lượng giãn nước toàn tải 2.200 tấn, dài 104,5m, rộng 11,6m. Với kích cỡ này, nó tương đương với khinh hạm (frigate), mặc dù người Nga chỉ xếp loại tàu hộ tống (corvette).
Dù có kích cỡ tương đương với tàu hộ vệ Gepard 3.9 của Việt Nam, nhưng lớp tàu này mạnh hơn về mặt hỏa lực với khả năng tấn công diệt mọi mục tiêu trên biển, trên không (ở tầm trung), dưới mặt nước.
Trong ảnh là pháo hạm hiện đại A-190 thiết kế với kiểu tháp pháo tối ưu cho khả năng tàng hình toàn tàu.
Loại pháo này dùng cỡ nòng 100mm có thể đạt tốc độ bắn 800 phát/phút, tầm bắn xa 20km, có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu trên không, trên biển, trên đất liền.
Trong ảnh là một trong 2 khẩu pháo nhỏ khai hỏa trong dịp kỷ niệm ngày Hải quân Nga.
Trong tác chiến chống tàu mặt nước, Project 20380/20381 trang bị 6 đạn tên lửa chống tàu siêu thanh 3M-54 Klub-S hoặc 8 đạn Kh-35 Uran. Ảnh minh họa
Tàu còn có 2 tháp pháo phòng không cao tốc tầm gần AK-630M có tốc độ bắn cao tới 4.000 phát/phút, tầm bắn xa 4km.
Ngoài ra, tàu còn trang bị hệ thống định vị thủy âm (trinh sát tàu ngầm) Zarya-ME và hệ thống kéo rê phía sau Vinkyetka-EM.
Đuôi tàu được bố trí sân đáp và nhà chứa cho một trực thăng săn ngầm.
Trong ảnh là trực thăng trinh sát – săn ngầm Ka-27 đậu ở đuôi tàu

Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về email: [email protected]. Trân trọng!

 

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại