Hiện tại T-90 chính là xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại nhất của Quân đội Nga, chỉ được biên chế cho những đơn vị “Cận vệ” thiện chiến nhất.
Xe tăng T-90 ban đầu được phát triển dựa trên mẫu thiết kế có ký hiệu T-88, chính thức gia nhập biên chế Quân đội Nga năm 1993. Trên thực tế T-90 là sự kế thừa của T-72BM kết hợp với nhiều ưu điểm được lấy từ T-80. Đến năm 1996 đã có 107 chiếc T-90 được bàn giao để phục vụ tại Quân khu Viễn Đông.
Ra đời vào thời điểm khó khăn khi Liên bang Xô Viết tan rã
Đầu những năm 1990, nhà máy Uralvagonzavod đã phát triển và đưa vào sản xuất xe tăng thế hệ mới T-90, kết hợp những thiết kế mới với những đặc tính tốt nhất từ 2 loại tăng T-72 và T-80. Họ đã phát triển chiếc T-90 dựa trên những phân tích và quan điểm về sử dụng xe tăng của Liên Xô trong môi trường tác chiến hiện đại, bên cạnh đó các nhà chế tạo cũng đúc rút kinh nghiệm sử dụng lẫn chiến đấu từ những chiếc T-72 được sử dụng ở nhiều quốc gia khác nhau, bao gồm cả các thử nghiệm trong môi trường khắc nghiệt.
T-90 biên chế trong sư đoàn cận vệ “Tamanskaya” duyệt binh trên quảng trường Đỏ
Hiện nay việc sản xuất T-90 vẫn được tiếp tục ở mức độ thấp, chủ yếu là để giữ cho dây chuyền hoạt động cho đến khi thế hệ tăng mới ra đời. Xe tăng T-90 tiêu biểu cho những giải pháp khoa học khá tiên tiến, khả năng chiến đấu và những đặc tính kỹ thuật cho thấy nó không hề thua kém các loại xe tăng chiến đấu chủ lực của các quốc gia khác, thậm chí còn vượt trội ở một số mặt.
“Cỗ máy chiến tranh” đáng sợ T-90
Hỏa lực mạnh vốn là “đặc sản” của xe tăng Nga
T-90 mang đầy đủ những đặc điểm quen thuộc nhất của xe tăng Nga: Nhẹ, nhỏ nhưng hỏa lực mạnh và tính cơ động cao. Khối lượng của T-90 là 46,5 tấn với tổ lái 3 người.
T-90 được chế tạo vẫn trên phong cách những chiếc xe tăng cổ điển với pháo chính đặt trên một tháp pháo xoay, động cơ và bộ truyền động đặt phía đuôi; vị trí kíp xe được đặt riêng rẽ: Trưởng xe và pháo thủ ngồi trong khoang chiến đấu còn lái xe ngồi trong khoang lái.
Vũ khí chính của T-90 là pháo nòng trơn 125mm 2A46M-2 có thể dễ dàng thay nòng trong thời gian ngắn. Khẩu pháo được ổn định trên 2 mặt phẳng và sử dụng hệ thống nạp đạn tự động, trong đó khay đạn lắp sẵn 22 viên. Việc sử dụng hệ thống nạp đạn tự động giúp tăng tốc độ bắn lên 7-8 viên/phút, một ưu điểm đáng kể so với các loại xe tăng của nước ngoài.
Hỏa lực mạnh của T-90 đạt được nhờ nâng cấp khẩu pháo mới với những đặc tính đạn đạo tối ưu, ngoài ra nó còn nhờ vào độ chính xác lẫn tầm bắn được nâng lên (kể cả việc bắn tên lửa chống tăng qua nòng), sử dụng nhiều loại đạn mới, nâng cấp hệ thống điều khiển bắn.
Pháo 125mm là hỏa lực chính của T-90
Bên cạnh đó, việc sử dụng tên lửa chống tăng điều khiển bằng laser Refleks 9M119M (NATO định danh AT-11 Sniper-B) có khả năng xuyên 700mm giáp sau ERA ở khoảng cách tối đa 5.000m giúp nâng cao khả năng diệt các mục tiêu bay thấp hay công sự và xe tăng đối phương, cho phép T-90 “ra đòn” trước khi kẻ thù có thể đến gần để đe dọa, tên lửa AT-11 sẽ được nạp tự động và bắn qua nòng như các viên đạn pháo bình thường khác.
Tên lửa AT-11 Sniper
Hầu như mỗi thiết bị hoặc hệ thống trên xe tăng đều tích hợp những tính năng mới. Bước cải tiến lớn nhất chính là hệ thống điều khiển bắn tự động, cho phép trưởng xe và pháo thủ kiểm soát việc nhắm bắn hiệu quả các mục tiêu ở xa khi sử dụng đạn pháo hay tên lửa chống tăng, khi xe đang hành tiến hay đứng yên, tiêu diệt các mục tiêu đang di chuyển hay cố định, bất kể ngày đêm.
Những tính năng chính của hệ thống điều khiển bắn tự động:
• Tăng tầm bắn hiệu quả.
• Tăng cường khả năng quan sát chiến trường, tăng khả năng nhìn và bắn đêm, quan trọng hơn cả là khả năng điều khiển pháo chính lẫn súng máy 12,7mm.
• Tăng cường khả năng nhìn đêm của pháo thủ, bao gồm cả việc sử dụng kính ngắm hồng ngoại.
Những thành phần chính của hệ thống điều khiển bắn tự động:
• Hệ thống dẫn đường laser cho vũ khí giúp T-90 có thể bắn tên lửa chống tăng qua nòng khi đang di chuyển, tiêu diệt những mục tiêu cố định hay đang cơ động ở khoảng cách từ 100 - 5.500 m trước khi xe tăng đối phương tiến tới.
• Hệ thống chế áp chống lại các loại tên lửa chống tăng điều khiển bán tự động.
• Hệ thống giám sát 360º và hệ thống nhận diện được sử dụng nhằm bảo vệ T-90 khỏi các loại vũ khí chống tăng sử dụng cơ chế dẫn đường laser (hệ thống sẽ tự động gây nhiễu thiết bị đo xa laser và nhận dạng mục tiêu trên thiết bị điều khiển vũ khí đối phương).
• Một khẩu đại liên NSV 12,7mm (hay Kord) được điều khiển từ bên trong bởi trưởng xe, đảm bảo sử dụng hết công suất khẩu đại liên này để bắn mục tiêu bay hay trên mặt đất trong khi người bắn vẫn được bảo vệ bởi giáp tăng.
• Giáp phản ứng nổ (ERA) chống lại hiệu quả các loại đạn xuyên động năng và đạn lõm, sự kết hợp giữa ERA với giáp thô giúp nâng cao khả năng tồn tại trên chiến trường của T-90.
T-90 với “đôi mắt đỏ” của hệ thống phòng vệ Shtora
Máy tính kiểm soát bắn và thiết bị đo xa laser kết hợp với kính ngắm ảnh nhiệt của pháo thủ cho phép T-90 khai hỏa vào các mục tiêu đang di chuyển bất kể ngày đêm. Tuy vậy thì thế hệ đầu tiên của hệ thống này không hiệu quả được như các thiết bị của phương Tây (loại Agava-2 mới đã được sử dụng trên T-80U-M1). Các nhà thiết kế cảm thấy phân vân về việc T-90 sẽ sử dụng loại kính nhiệt ảnh gì, loại TPN4-49-23 Buran-PA hay loại Agava-2 mới hơn, nếu sử dụng Agava-2 thì trưởng xe cũng có một màn hình nhỏ giống như của pháo thủ.
(Còn tiếp)
Xe tăng T-90S trình diễn tính năng
Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA