Sự ra đời của EuroFighter Typhoon được coi là một cuộc cách mạng thực sự trong làng máy bay tiêm kích cánh tam giác Delta. So với các mẫu máy bay trước kia do Châu Âu phát triển, Typhoon đã lột xác hoàn toàn với một thiết kế vững vàng, chắc chắn nhưng không kém phần cơ động và linh hoạt trên không như máy bay tiêm kích gần đây nhất của Châu Âu là TSR2.
Typhoon nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ các kỹ sư máy bay tiêm kích trên thế giới nhờ thiết kế tinh tế và hoàn hảo, tuy nhiên, nó không gây được nhiều tiếng vang trên thế giới như tiêm kích của Nga hay Hoa Kỳ. Chịu chung số phận với những chiếc Rafale của Pháp, Typhoon chỉ hoạt động trong khu vực Châu Âu.
Dự án phát triển máy bay tiêm kích Typhoon được thai nghén từ những năm đầu thập niên 70, dựa trên phiên bản mẫu của chiếc tiêm kích AST.496 do Không quân Hoàng gia Anh (RAF) phát triển. Mục tiêu của dự án là thay thế các mẫu tiêm kích thế hệ thứ 3 đã lỗi thời và quan trọng hơn là để đuổi kịp dự án Ramenskoye – Flanker của Nga với những chiếc RAM-L và RAM-K đang trong quá trình hoàn thiện cuối cùng.
Không muốn thua kém bất cứ ai, một liên minh gồm Anh-Pháp-Đức đã cộng tác và phát triển mẫu tiêm kích thế hệ thứ 4 của riêng Châu Âu, nhằm thay thế những chiếc máy bay cất cánh trên đường băng ngắn và cất hạ cánh thẳng đứng như chiếc Harrier và Jaguar đang phục vụ trong RAF và các quốc gia ở Châu Âu.
Tháng 4-1982, một nhóm các kỹ sư Đức từng tham gia chương trình phát triển tiêm kích Panavia Tornado đến Pháp để hợp tác thiết kế khung và cánh máy bay theo công nghệ khí động học hiện đại. Sau đó, Anh cũng bắt đầu đưa các kỹ sư hàng không của mình đến Pháp, cộng tác với Đức và lập nên các chương trình phát triển mẫu tiêm kích tấn công mới gồm Chương trình máy bay tấn công linh hoạt (ACA) và Chương trình thử nghiệm máy bay tấn công (EAP), với đối thủ chính là F-15/16, F/A-18 và Mig-29, Su-27 của Nga. Cả 2 chương trình đã đạt được những thành công bước đầu. Anh – Pháp – Đức đã đổ rất nhiều tiền của vào công cuộc chế tạo ra một trong những chiếc tiêm kích hoàn hảo nhất của Thế hệ thứ 4, sánh ngang cùng nhiều đối thủ mạnh khác trên thế giới.
Cánh của Typhoon là một đột phá lớn, khi nó sử dụng cánh tam giác Delta nhưng lại kết hợp với thiết kế cánh bằng như các loại tiêm kích khác. Cánh của Typhoon không nhọn như Rafale, vật liệu chủ yếu ở phần rìa cánh là Aluminium-Lithium giúp máy bay có khả năng cơ động cao và xoay chuyển dễ dàng trên không. Theo nhiều chuyên gia, chiếc cánh của Typhoon là sự kết hợp giữa Rafale và F-15 “Eagle” của Hoa Kỳ. Thiết kế cánh độc đáo như vậy đã tạo nên một chiếc tiêm kích vô cùng linh hoạt và nhanh nhẹn trong các tình huống không chiến.
Typhoon mang được lượng nhiên liệu tương đương với F/A-18 nhưng lại có trọng lượng nhẹ hơn nhiều. Trọng lượng rỗng chỉ đạt 12.125 tấn đã giúp Typhoon trở thành một trong những chiếc tiêm kích có trọng lượng rỗng nhẹ nhất thế giới hiện nay. Nhiên liệu của Typhoon được trải đều một cách khoa học vào các bộ phận của nó, gồm có: cánh (50% nhiên liệu), thân (25%), đuôi (10%) và bụng máy bay (15%).
Thành phần cấu thành nên chiếc Typhoon gồm đến 70% là vật liệu sợi carbon và sợi thủy tinh – composite có độ bền cao với gia tốc G trên không. Vật liệu sợi carbon-composite được trải đều trên khắp thân máy bay và các bộ phận bên trong khoang lái của Typhoon. Ngoài ra, người ta còn sử dụng hợp kim titan trong các thân tàu không gian để làm nên bộ phận thân của máy bay, cánh tà và các cánh đuôi, có thể chịu được nhiệt độ rất cao và bền vững để trở thành khung chính của Typhoon.
Bên cạnh đó, chiếc Typhoon còn được cấu thành bởi vật liệu Aluminium-Lithium ở rìa cánh và các bộ phận nhạy cảm khác của máy bay, vật liệu này giúp trở thành lớp chống ăn mòn các bộ phận và tạo động được bền cao. Với một cấu trúc được cấu thành chủ yếu từ các vật liệu nhẹ và có khả năng chịu được áp lực cao đã tạo nên một chiếc Typhoon có cấu trúc vững chắc và mạnh mẽ nhất hiện nay. Cánh của Typhoon có diện tích lên đến gần 50m2 và với một thiết kế sải cánh sáng tạo và độc đáo giúp nó có thể đạt được vận tốc siêu âm tối đa là Mach 2.
Không chỉ có nhiều ưu điểm về các mặt thiết kế và cấu trúc thân của máy bay, Typhoon còn được trang bị những công nghệ khá hiện đại như hệ thống tác chiến khuất tầm nhìn BVR. Tuy nhiên hệ thống BVR của Châu Âu phát triển có một số thay đổi so với các loại BVR của Hoa Kỳ là nó được tích hợp cả hệ thống tác chiến tầm gần và hệ thống điều chuyển động cơ linh hoạt trong các cuộc không chiến ở tốc độ siêu âm.
Khung máy bay Typhoon được đánh giá khả năng chịu lực là +9/-3G với gia tốc G, đây là một con số khá tốt với bất kỳ chiếc tiêm kích thế hệ thứ 4 nào trên thế giới và khá lý tưởng để hoạt động với tần suất cao.
Radar trên Typhoon là loại radar X-band (I/J Band) ECR-90 được trang bị công nghệ quét mảng Doppler đa nhiệm, nó được đánh giá là tương đồng với loại radar chống ăn mòn các bộ phận và tạo động được bền cao. Với 1 cấu trúc được cấu thành chủ yếu từ các vật liệu nhẹ và có khả năng chịu được áp lực cao đã tạo nên 1 chiếc Typhoon có một cấu trúc vững chắc và mạnh mẽ nhất hiện nay. Cánh của Typhoon có diện tích lên đến gần 50m2 và với một thiết kế sải cánh sáng tạo và độc đáo giúp nó có thể đạt được vận tốc siêu âm tối đa là Mach 2.
Raytheon APG-63/65/70 của các tiêm kích đến từ Hoa Kỳ, Nó còn được tích hợp thêm cả công nghệ quét mảng pha chủ động AMSAR. Tuy nhiên, các kỹ sư của dự án Typhoon lại tăng gấp đôi cự ly hoạt động hiệu quả của nó bằng cách sử dụng công nghệ ghép đôi của ECR-90 I. X-Band giúp Typhoon mạnh mẽ hơn rất nhiều so với F-15, F-16 và cả F-18 của Hoa Kỳ. Tầm hoạt động của loại radar này gấp đôi so với F-16. Cự ly hiệu quả lên đến 100nm, tương đương với loại APG-76 sử dụng trên F-22 và cự ly tấn công là dưới 80nm, nghĩa là khi đối thủ vào tầm 100nm nó đã bắt đầu nạp dữ liệu cho các tên lửa tầm nhiệt và tên lửa điều khiển bằng cơ chế chủ động.
Hệ thống BVR trên Typhoon được liên kết trực tiếp với hệ thống kiểm soát hỏa lực và cũng là hệ thống module phụ từ radar ECR-90. Hệ thống này được gọi là AMSAR/ECR-90 nó sử dụng các sóng xung điện từ chủ động để tham sát không gian và rất nhạy với các chuyển động nhiệt từ đối phương. Thiết bị này được đánh giá là tương đồng với APG-73 RUG III của F-16C/B của Hoa Kỳ nhưng lại cho hiệu quả cao hơn rất nhiều so với F-16C/B.
Để hỗ trợ cho ECR-90, Typhoon còn được trang bị thêm 2 cảm biến bị động được phát triển bỡi Hãng công nghiệp quốc phòng Pilkington Optroics, đây là loại cảm biến có thể phát hiện ra các tia hồng ngoại và nguồn phát trực tiếp từ đối thủ IS&T/FLIR nhằm định vị và dẫn đường cho hệ thống radar kiểm soát hỏa lực. Điều đáng ngạc nhiên là hệ thống này được đánh giá là có hiệu suất tối ưu hơn rất nhiều với những hệ thống Phazotron Zhuk AE đến từ Sukhoi, tuy nhiên, các đánh giá mới chính là về mặt cảm quan và dựa trên lý thuyết hoạt động.
Hệ thống ECR-90 có một nhược điểm khác là nó thường hay bị ngưng trệ do các tín hiệu truyền đi đến bộ xử lý trung tâm chậm và khả năng phản hồi lại các tín hiệu rất thấp, đó chính là điểm yếu duy nhất trong toàn bộ những cơ cấu mạnh mẽ và hiện đại của Typhoon. Tuy nhiên, vào những năm 2003 thì hệ thống này đã được cải tiến rất nhiều bằng cách thay thế hoàn toàn bằng các cáp sợi thủy tinh truyền tín hiệu đi rất hiệu quả và rất tốt.
Typhoon sử dụng 2 động cơ phản lực song song EuroJet EJ200 buồng đốt sau và sử dụng 2 cửa hút gió bên sườn máy bay. Hệ thống này được điều khiển bởi một cơ cấu điều khiển kép của cánh phụ và hệ thống đẩy giúp tăng thêm tính cơ động cho máy bay.
Typhoon có 2 cánh phụ có thể xoay chuyển linh hoạt với góc chuyển động là 60 độ, cho phép thực hiện các động tác linh hoạt trên không. Động cơ EJ200 cho công suất tối đa là 20.000 lbf và ở mức thấp nhất trong các điều kiện không thuận lợi là 13.500 lbf là một thông số lý tưởng với các loại máy bay để đạt được tốc độ cao. Tỷ lệ các đường rãnh trên động cơ là 0.4:1 giúp cho nó không bị thất thoát quá nhiều năng lượng dư thừa, hiệu suất của EJ200 đạt 95% trong điều kiện thời tiết thuận lợi và 91% trong điều kiện bất lợi.