Sức hủy diệt khủng khiếp của "bão lửa" Kachiusa Việt Nam

Hệ thống pháo phản lực đã trở nên nổi tiếng trong chiến tranh thế giới thứ 2. Dàn pháo phản lực với sức hủy diệt khủng khiếp khiến quân Đức khiếp sợ được những người lính Xô Viết đặt một cái tên khá trìu mến Kachiusa cũng có mặt trong quân đội Việt Nam.

Kachiusa BM-13 đã thật sự trở thành loại pháo phản lực bắn loạt vì nó mang đầy đủ các tính năng kỹ chiến thuật của pháo binh: Kích thước nhỏ, đơn giản, có khả năng trong cùng một lúc tiêu diệt nhiều mục tiêu trên một diện tích rộng và có khả năng cơ động rất cao.

Sau năm 1945 lực lượng vũ trang Xô Viết nhận được hàng loạt các hệ thống tên lửa phản lực khác nhau, được sản xuất dựa trên kinh nghiệm của chiến tranh vệ quốc vĩ đại như BM- 24 ( 1951) BM-14 200 mm 4 nòng trên xe BMD – 20 (1951) và 140 mm 16 nòng BM-14-16 (1958) hoặc loại pháo phản lực dàn 17 nòng RPU-14 trên thân của pháo D-44.

Vào những năm đầu của thập niên 1950x đã chế tạo và đưa vào thử nghiệm loại pháo có tầm bắn xa và uy lực rất lớn Korsun, nhưng không sản xuất hàng loạt. Tất cả các mẫu này đều chỉ là cải tiến dưới cái bóng của pháo phản lực Kachiusa

Kachiusa trên trường quốc tế ( BM-21 Grad)

 

Vào năm 1963, trong biên chế trang bị của quân đội Xô Viết tiếp nhận hệ thống pháo phản lực dàn thế hệ 2. Đó là pháo phản lực dàn BM-21 (Grad). Loai pháo phản lực này cho đến tận ngày nay theo các thông số kỹ thuật được chế tạo cũng chưa hề có loại nào sánh bằng. Các giải pháp kỹ thuật được áp dụng trong quá trình thiết kế (Grad) được áp dụng cho tất cả các loại pháo phản lực khác trên thế giới.

Ví dụ như phương án lắp đặt các ống phóng tên lửa sao cho gọn và dễ thay thế, có thể sử dụng ống phóng đạn 1 lần kiểu casset, đạn 122mm có thể có những biến thể như đạn nổ phá, nhiệt áp, đạn điều khiển laser bán chủ động, đạn chống tăng tự dẫn hồng ngoại tầm bắn cầu vồng, rải mìn.

 

Quan trọng hơn cả, đó là pháo phản lực có khả năng cải tiến và nâng cấp rất cao. Trong 40 năm sử dụng, tầm bắn của đạn tên lửa Grad tăng từ 20 km đến 40 km. Hệ thống được nâng cấp và lắp đặt cho lực lượng đổ bộ đường không và lực lượng hải quân. Và năm 1965, trong vòng 3 tháng đã chế tạo loại pháo tên lửa vác vai hạng nhẹ Grad-P dành cho lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam có tầm bắn 11 km.

Những nòng pháo H12 (tên gọi của Việt Nam) đã theo lực lượng đặc công, pháo binh dội lửa xuống căn cứ quân sự, sân bay, bến cảng và đóng góp vào những chiến công lừng lẫy của quân đội nhân dân Việt Nam.

Đạn pháo BM-21

Đạn pháo BM-21

Cho đến ngày nay, Grad vẫn là hệ thống pháo phản lực hiệu quả nhất trên thế giới theo các thông số kỹ chiến thuật, thông số về kinh tế và những tính chất logics chiến trường. Grad được copy và sản xuất có lisence và không có lisence trong nhiều nước.

Năm 1995, 32 năm sau khi vũ khí được chế tạo, người Thổ Nhĩ Kỳ lại sản xuất hàng loạt cho quân đội nước mình. Từ năm 1964, nhà thiết kế vũ khí Ganhitrev bắt đầu thiết kế một mẫu pháo phản lực khác có uy lực mạnh hơn nhiều lần, và năm 1976, quân đội Xô Viết tiếp nhận lại pháo phản lực Uragan (bão táp) với tầm bắn lên tới 35 km và các ống phóng đạn casset.

Không dừng lại ở đó, cuối những năm 60x các chuyên gia của nhà máy NPO (Splav) bắt đầu thiết kế loại pháo phản lực cỡ nòng 300mm tầm bắn là 70 km. Nhưng thiết kế không được chấp nhận vì điều kiện kinh tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyên soái Gretrko nói thẳng với những cán bộ quân đội yêu thích loại pháo phản lực ở Bộ tư lệnh pháo binh rằng, ngân sách của nhà nước Xô Viết không phải là không có đáy. Vì thế, việc sản xuất loại pháo phản lực thế hệ thứ 3 này bị kéo dài đến 20 năm.

Năm 1987, Pháo phản lực Smertr «Смерч» 300mm mới chính thực được biên chế vào quân đội Xô Viết.

– Tầm bắn tăng lên đến 90 km;

– Hệ thống bản đồ địa hình chỉ thị hỏa lực được thực hiện thông qua hệ thống định vị mục tiêu Glonass.

– Đạn pháo phản lực vừa bay vừa quay được điều khiển bằng hệ thống động cơ gas phụt làm bánh lái, điều khiển bằng hệ thống điện tử trên đầu đạn.

– Smertr «Смерч» được nạp đạn hoàn toàn tự động, đạn được nạp sẵn trong các thùng chứa và ống phóng sử dụng 1 lần.

Đạn pháo phản lực Smertr.

Đây là loại vũ khí có sức hủy diệt mạnh nhất thế giới không tính vũ khí hạt nhân. Một khẩu đội sáu xe Smertr có khả năng chặn đứng 1 sư đoàn đang tiến công hoặc phá hủy hoàn toàn một thành phố. Smertr được thiết kế hoàn hảo đến nỗi các chuyên gia quân sự cho rằng đã quá thừa thãi khi sử dụng Smertr.

Nhưng tại nhà máy HPO ( Splav) đã có một phiên bản mới hơn với tên là Taiphun «Тайфун». Không ai dám dự đoán nó sẽ thế nào, nhưng tất cả phụ thuộc vào ngân sách, mà ngân sách quốc phòng Nga trong giai đoạn này còn khó khăn hơn cả thời kỳ của Nguyên soái Gretrkov.

Vũ khí đa dụng của Mỹ

Sau đại chiến thế giới lần thứ 2 Mỹ không chú trọng phát triển pháo phản lực. Theo ý kiến của các chuyên gia quân sự phương Tây, pháo phản lực không có vai trò đáng chú ý trên chiến trường hiện đại trong đại chiến thế giới thứ 3 nếu nó xảy ra. Đến những năm 1980x pháo phản lực của Mỹ đã tụt hậu so với Liên Xô.

Trong biên chế quân đội Mỹ lúc đó sử dụng loại pháo tên lửa của Đức Nebelvelfer, ví dụ như loại 127 mm Zunhi. Sử dụng loại đạn tên lửa phóng từ máy bay. Năm 1976, Công ty Lockheed Martin Missiles and Fire Control phát triển hệ thống pháo phản lực MLRS. Năm 1983 hệ thống này được biên chế vào cho quân đội Mỹ. Hệ thống MLRS có nhiều ưu điểm hơn hẳn hệ thống pháo phản lực của Liên Xô Uragan với khả năng tác chiến độc lập và khả năng tự động hóa rất cao.

Pháo phản lực Mỹ MLRS.

Hệ thống phóng của MLRS không có ống phóng xếp cố định trên giá quay trên xe mà được thay bằng hộp ống phóng bọc giáp thay thế giống nhau, do đó MLRS có thể sử dụng 2 loại đạn 227mm và 236 mm. Toàn bộ hệ thống điều khiển tập trung trên 1 xe, do đó có thể sử dụng dễ dàng như một đơn vị chiến đấu độc lập.

Thân xe được sử dụng là thân xe M2 Bredly cho phép nâng cao khả năng cơ động và tính toán phần tử bắn trên mọi địa hình chiến trường. Pháo phản lực MLRS được cung cấp và là vũ khí chủ lực của khối quân sự NATO.

Đạn pháo MLRS.

Giai đoạn những năm 1990 – 2000 quân đội phát triển thêm nhiều loại pháo phản lực với nhiều mục đích sử dụng như РСЗО RADIRS, sử dụng đạn 70-mm НУРС kiểu HYDRA. Đây là loại pháo phản lực nhiều nòng nhất trên thế giới, số lượng nòng lên đến 114. Hoặc loại pháo phản lực 6 nòng dành cho lực lượng đổ bộ, sử dụng đạn 227 mm ARBS.

Pháo phản lực Trung Quốc

Có thể điều xảy ra là bất ngờ, nhưng hiện nay Trung Quốc là nước phát triển vũ khí pháo phản lực mạnh nhất sau Nga, có thể nói rằng sự phát triển pháo phản lực của Trung Quốc bắt đầu sau cuộc xung đột biên giới Nga – Trung trên đảo Damaski. Nga sử dụng pháo phản lực Grad đã đem lại cho Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa một ấn tượng quá đặc biệt bởi số thương vong nặng nề. Nhưng thực tế việc phát triển pháo phản lực của Trung Quốc phát triển sớm hơn. Loại pháo đầu tiên là pháo dàn 107mm xe kéo mang tên Type 63 được biên chế trong quân đội Trung Quốc vào năm 1963. Loại vũ khí rẻ và tương đối hiệu quả này được xuất khẩu đi rất nhiều nước như Syria, Anbania, Campuchia...

Loại pháo hiện đại phổ dụng nhất của Trung Quốc hiện nay là loại pháo dàn 122 mm 40 nòng type 81 trên thực tế là copy của BM-21 (Grand). Loại pháo phản lực này được đưa vào sản xuất hàng loạt và biên chế vào các lữ đoàn pháo phản lực của Trung Quốc.

Sau này, Trung Quốc phát triển loại pháo phản lực 122mm trên thân xe bánh xích Type 89 và trên thân xe bánh hơi được địa hình Tiema SC2030 «Тype -90» Pháo phản lực loại này được hoàn thiện hơn bằng hệ thống tự động điều khiển hỏa lực và Trung Quốc đã chào bán loại vũ khí này rất mạnh trên thị trường vũ khí thế giới. Giai đoạn sau này, PLA phát triển mạnh các loại pháo phản lực khác, thông số kỹ chiến thuật hơn nhiều so với loại ban đầu.

Pháo phản lực WS-1 Trung Quốc.

40 nòng, – WS-1, 273-mm 8-nòng WM-80, 302-mm 8-nòng WS-1, Loại pháo có cỡ nòng lớn – 400-mm 6-nòng WS-2. Từ những thông tin trên, rõ ràng Trung Quốc đang trở thành cường quốc về pháo phản lực và theo thông số công báo, còn hơn cả loại pháo phản lực nổi tiếng Smertr 300mm 10 nòng với tầm bắn là 100 km. Trung Quốc cho rằng trong các cuộc chiến tranh dành ảnh hưởng trên trường quốc tế, pháo phản lực thật sự là một loại vũ khí rất mạnh.

Các nhà sản xuất châu Âu và châu Á

Pháo phản lực của Đức.

+) Không chỉ có những cường quốc quân sự mới chế tạo và sản xuất các loại pháo phản lực. Nhiều nước khác cũng đầu tư chế tạo pháo phản lực có uy lực rất mạnh và phát triển dưới rất nhiều mẫu và tên gọi khác nhau. Đầu tiên là CH Liên bang Đức, vào năm 1969 đã biên chế vào lực lượng quân đội Đức loại pháo phản lực 110 mm 36 nòng LARS, hiện nay có hai phiên bản cải tiến là LARS-1 và LARS-2.

+) Sau Đức là lực lượng phòng vệ Nhật bản. Vào năm 1973 người Nhật đã chế tạo thành công pháo phản lực 130mm và được biên chế vào lực lượng quân sự Nhật bản với mã hiệu Type -95. • Đồng thời người Tiệp chế tạo xe pháo tự hành phản lực PM-70-40 với cỡ nòng 122 mm, có thiết bị nạp đạn tự động. Một phiên bản khác của pháo phản lực là 2 hệ thống phóng mỗi hệ thống 40 ống phóng trên 1 thân xe.

+) Vào những năm 1970x Ý cũng chế tạo hệ thống FIROS cỡ nòng 70-mm và 122-mm, và – Teruel cỡ nòng 140 mm, với pháo phòng không trên nóc xe. Từ những năm 80x Nam Phi cũng sản xuất loại pháo phản lực 127 mm 24 nòng Valkiri Mk 1.22 («Валькирия»), đồng thời thiết kế loại pháo phản lực dành cho chiến trường cân chiến Mk 1.5.

+) Là một nước mà nền công nghiệp quốc phòng không phát triển, nhưng Brazil cũng đã chế tạo pháo phản lực vào năm 1983 Astros-2, có những giải pháp kỹ thuật rất thú vị và hiệu quả. Loại pháo phản lực này có thể bắn các loại đạn từ 127 mm đến 300 mm. Đồng thời Brazil cũng sản xuất loại pháo phản lực SBAT – Hệ thống ống phóng đơn giản để bắn đạn phản lực không quân (rocket) НУРС.

Israel vào năm 1984 đã tiếp nhận vào biên chế pháo phản lực ЛАР-160Ю trên thân xe tăng hạng nhẹ của Pháp АМХ-13 với 2 dàn phóng 18 ống một dàn.

+) Nam Tư ( cũ) phát triển pháo phản lực 262-mm M-87 Orkan, 128-мм M-77 Oganj với 32 nòng và hệ thống nạp đạn tự động tương tự như hệ thống PM-70. Đồng thời sản xuất loại pháo hạng nhẹ theo lisence Type 63 của Trung Quốc. Dù chương trình sản xuất loại súng này đã dừng, nhưng trong biên chế của các lực lượng liên quan vẫn còn được sử dụng và tham gia tích cực trong các cuộc xung đột khu vực

+) CHDCND Triều Tiên đã copy đơn giản hệ thống Uragan của Liên xô, chế tạo pháo phản lực 240 mm Type 1985/89. Sau đó, loại pháo phản lực này được bán tràn lan trên thị trường vũ khí giá rẻ, sau đó họ đã bán giấy phép cho Iran và hệ thống lại được thiết kế lại và mang tên mới là Fajr do tổ hợp công nghiệp Iran Shahid Bagheri Industries sản xuất. Đồng thời, Iran cũng sản xuất hệ thống Аrash với30 hay 40 nòng pháo cỡ đạn 122mm, rất giống với pháo phản lực Grad.

Arab từ năm 1981 đã phát triển hệ thống Sаkr («Сокол»), 30- nòng, bản copy từ hệ thống Grad

Phát triển muộn hơn cả là Ấn Độ với pháo phản lực 214mm 214-mm Pinaka, là thành quả của sự cố gắng nhiều năm của nền Công nghiệp quốc phòng. Pháo được thiết kế phù hợp với điều kiện chiến trưởng ở Ấn Độ nhằm thực hiện các nhiệm vụ trên các địa hình đồi núi phức tạp, có vách núi dựng đứng, có vách nghiêng và bắn trên địa hình bị đồi núi che khuất. Thử nghiệm được tiến hành vào năm 1999 và ngay tức khắc mùa hè năm đó loại pháo trên đã tham gia xung đột khu vực Ấn Độ, Pakistan tại Kasmia và Jammu.

Vũ khí của quá khứ, hiện tại và tương lai

Nhiều chuyên gia quân sự cho rằng pháo phản lực đã đi vào dĩ vãng, khi các nước đều nhằm đến các loại vũ khí công nghệ cao, thông minh, hiện đại và có độ chính xác rất cao. Nhưng trong các cuộc xung đột khu vực, hỏa lực của pháo phản lực vẫn phát huy uy lực cao. Và pháo phản lực nếu xét góc độ giá thành và độ phức tạp trong thiết kế dành cho chiến tranh hiện đại vẫn là một sự lựa chọn tốt.

Với các nước phát triển, pháo phản lực là loại vũ khí rất quan trọng dành cho tác chiến cấp chiến dịch, với sự cải tiến mạnh mẽ của đầu đạn (tự tìm mục tiêu, dẫn đường laser bán chủ động, tự tìm mục tiêu, chất nổ nhiệt áp).

Và các ống phóng huyền thoại của Kachiusa vẫn là loại vũ khí quan trọng trong các cuộc chiến tranh và xung đột khu vực. Ví dụ lực lượng Hezbolla đã dùng pháo hỏa tiễn tấn công không chỉ quân đội mà còn bắn vào các khu định cư Israel.

Với các nước đã có hệ thống pháo phản lực như Grad, việc nâng cấp đạn sẽ đưa Grad lên tầm bắn mới, sức phá hủy cao hơn và độ chính xác lên tới 92% trên một mục tiêu kể cả xe tăng hiện đại. Pháo phản lực đã nhường ngôi 'vua chiến trường' cho tên lửa, nhưng nếu nói để chúng nghỉ hưu vẫn còn quá sớm. Đặc biệt với các nước đang phát triển và còn yếu về công nghiệp quốc phòng, pháo phản lực Grad và đạn pháo 122mm vẫn là loại vũ khí hết sức hiệu quả.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại