Theo đó Raytheon đã thử nghiệm thành công đầu tự dẫn dành cho tên lửa hành trình Tomahawk Block IV. Đầu tự dẫn do công ty tự đầu tư phát triển để tiến hành công tác thử nghiệm và thiết kế-thử nghiệm.
Trong quá trình bay thử, máy bay mang Т-39 đã mô phỏng bay tên lửa hành trình với đầu tự dẫn cải tiến của Tomahawk Block IV lắp trên máy bay. Nó được trang bị bộ xử lý đa năng module thế hệ mới với anten thụ động, cho phép bảo đảm dẫn và bám các mục tiêu bức xạ di động. Đầu tự dẫn thụ động và bộ xử lý cho phép nhận các tín hiệu từ các mục tiêu trong tình huống điện từ phức tạp.
Theo ông Chris Sprinkle – quản lý chương trình phát triển Tomahawk của Raytheon, lợi thế của hệ thống thông tin loại này cho phép tăng cường khả năng theo dõi và tiêu diệt mục tiêu di chuyển cả trên mặt đất và trên mặt nước.
Tomahawk Block IV không chỉ có khả năng thay đổi mục tiêu sau khi bắn đi mà còn có khả năng gửi các hình ảnh thời gian thực về mục tiêu nhằm đánh giá hiệu quả sau trận chiến. Ngoài ra Tomahawk Block IV còn có khả năng nhận các thông tin về mục tiêu từ hệ thống máy bay không người lái.
Tomahawk Block IV cũng có hệ thống định vị bằng camera có tên hệ thống so sánh điện tử - quang học. Tên lửa Tomahawk cũng có bộ chống nhiễu GPS để có thể hoạt động trong môi trường GPS bị gây nhiễu, không thể hoạt động hiệu quả.
Hiện Raytheon đã chuyển giao khoảng 3.000 quả tên lửa Tomahawk Block IV cho Hải quân Mỹ. Số tên lửa này dự kiến có thể phục vụ đến 30 năm.
Raytheon cho biết thêm, tên lửa Tomahawk Block IV bắt đầu được đưa vào phục vụ từ năm 2004.
Sức mạnh tên lửa Tomahawk
Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA