Su-30MKI Ấn Độ "chấp một mắt" Su-30 Trung Quốc

Theo các chuyên gia, tiêm kích Su-30MKI của Ấn Độ sẽ là “con át chủ bài” của quân đội nước này trong trường hợp phải đối phó với một cuộc chiến tranh 2 mặt với TQ và Pakistan.

 	Tiêm kích đa năng Sukhoi Su-30MKI của không quân Ấn Độ

Tiêm kích đa năng Sukhoi Su-30MKI của không quân Ấn Độ

Trong bối cảnh, những căng thẳng với quốc gia láng giềng Pakistan chưa thể giải quyết triệt để đồng thời những tranh chấp biên giới lãnh thổ trên bộ vơid Trung Quốc cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã phải tính đến một kịch phải “lưỡng đầu thọ địch” hay cùng lúc phải tham chiến ở 2 mặt trận với cả hai quốc gia láng giềng trên.

Trong cuộc chiến này, những chiếc tiêm kích đa năng Sukhoi Su-30MKI sẽ là con át chủ bài chiến lược giúp không quân Ấn Độ chiếm thế thượng phong, các chuyên gia quân sự đánh giá trong tạp chí quân sự “Nga và Ấn Độ”.

Xét về mặt kỹ thuật, lực lượng tiêm kích Su-30MKI của Ấn Độ là thế hệ máy bay chiến đấu hiện đại nhất được lựa chọn để thay thế cho toàn bộ đội ngũ MIG-21 chủ lực trong quá khứ. Su-30MKI có tầm bay hiệu quả lên đến 1.800 km, cực kỳ linh hoạt trong tác chiến và được trang bị hỏa lực đủ để tham chiến cùng lúc tại cả 2 mặt trận.

Theo báo cáo của giới chuyên gia đăng trong tạp chí trên, trong cuộc tập trận của Không quân Ấn Độ hồi tháng 4/2013 – cuộc tập trận có quy mô lớn nhất từ trước đến nay – khoảng 400 chiếc máy bay chiến đấu cùng với 200 máy bay vận tải và trực thăng đã được huy động và kết quả là Ấn Độ tự tin rằng không quân của họ đủ năng lực cho một cuộc chiến tranh với 2 đối thủ cùng lúc.

Trong một bài bình luận mới đây trên tờ Thời báo Ấn Độ (Times of India), Bộ Quốc phòng Ấn Độ khẳng định,, một cuộc chiến tranh 2 mặt trận với 2 đối thủ khác nhau quả thực là một cơn ác mộng với quân đội nước này, bất kể năng lực của đối phương thế nào. Theo tính toán của New Delhi, Trung Quốc có thể điều động khoảng 21 phi đội tiêm kích từ các căn cứ không quân của họ ở vùng cao nguyên Tây Tạng, tấn công vào Ấn Độ còn Pakistan cũng có thể triển khai từ 21 đến 25 phi đội nữa. Làm thế nào để Ấn Độ có thể đương đầu được với 2 cánh tấn công này? Câu trả lời là Su-30MKI và tên lửa siêu thanh BrahMos.

Khi tham chiến, những chiến Su-30MKI sẽ trở thành kẻ thống lĩnh bầu trời nhờ sự vượt trội về năng lực, tầm bay và có thể được tiếp nhiên liệu trên không và sẵn sàng bay từ Tây sang Đông để chiến đấu ở mặt trận thứ hai

 	Nếu được trang bị thêm tên lửa BrahMos - Su-30MKI sẽ trở thành nhà vô địch

Nếu được trang bị thêm tên lửa BrahMos - Su-30MKI sẽ trở thành nhà vô địch

Đặc biệt lợi hại hơn nữa, hiện nay Ấn Độ đã và đang điều chỉnh thiết kế của Su-30MKI để chúng có khả năng mang theo tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos – sát thủ nổi danh của Ấn Độ, loại tên lửa không có đổi thủ nào có thể đánh chặn. Lúc này, các tiêm kích của Trung Quốc và Pakistan chỉ còn nước phơi bụng làm bia cho phi công Ấn Độ tập bắn.

Thêm vào đó, Ấn Độ còn có kế hoạch trang bị vũ khí hạt nhân cho Su-30MKI. Đến nay, không quân Ấn Độ đã hoán cải được khoảng 40 chiếc Su-30 với khả năng hợp đồng tác chiến với hệ thống tên lửa hạt nhân mặt đất và tên lửa phóng từ tàu ngầm. Mặc dù chưa biết lực lượng nào sẽ sử dụng đội không quân đặc biệt này nhưng chắc chắn với 40 chiếc Su-30MKI có mang tên lửa BrahMos sẽ là nỗi kinh hoàng của đối phương.

Theo tờ nhật báo Công nghiệp Quốc phòng (Defense Industry Daily), giám đốc dự án tên lửa BrahMos Alexander Maksichev của Nga đã lên kế hoạch cho vụ thử nghiệm phiên bản dùng trên máy bay Su-30MKI của mẫu tên lửa này trong năm nay. Trong một báo cáo được công bố hồi tháng 4/2013, tạp chí “Russia and India Report” đã tiết lộ rằng phiên bản dùng trên máy bay của tên lửa BrahMos sẽ rất khác so với những phiên bản thông thường do chúng được sản xuất để phù hợp với khả năng hoạt động của những chiếc Su-30MKI và bởi vì những chiếc máy bay đã bay ở vận tốc siêu thanh nên không cần thiết phải tăng tốc tên lửa. Điểm nhất của BrahMos dùng trong không chiến là khả năng ổn định trong những điều kiện phóng khác nhau.

Tất nhiên, khi đối mặt với không quân Trung Quốc và Pakistan, chỉ riêng những chiếc Su-30MKI chưa đủ để trấn áp hoàn toàn đối phương. Cuộc tập trận hồi năm 2013 cho thấy chúng cần sự trợ giúp của những chiếc MiG-29, trực thăng tấn công, máy bay tiếp nhiên liệu, máy bay không người lái, tên lửa phòng không mặt đất để tạo thành hệ thống phòng thủ vững trãi và yên tâm xuất kích.

Điểm bất lợi của không quân Ấn Độ hiện nay là sự chênh lệch lực lượng, Theo ước tính, Trung Quốc có khoảng 400 chiếc Su-30 trong khi Ấn Độ mới chỉ có khoảng 272 chiếc. Nếu Ấn Độ kịp mua thêm những chiếc tiêm kích thế hệ 5 T-50 PAK FA, sự chênh lệch này mới bị xóa bỏ và giả sử trong trường hợp T-50 không kịp ra mắt, việc mua loại tiêm kích Rafale của Pháp cũng là một giải pháp không tồi.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại