'Soi' móng vuốt của 'chim ăn thịt' F-22 áp sát Triều Tiên

Mỹ đã điều động thêm phi đội tiêm kích tàng hình số 1 thế giới F-22 tới Hàn Quốc để tham gia cuộc tập trận chung “Đại bàng non”.

Sau những cái tên thuộc “hàng khủng” trong kho vũ khí Mỹ (“pháo đài bay” B-52, “bóng ma” ném bom tàng hình B-2, các tàu khu trục Aegis, tàu ngầm hạt nhân USS), Mỹ vừa điều thêm tiêm kích tàng hình F-22 tới Hàn Quốc trong bối cảnh căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên ngày càng leo cao.
Sau những cái tên thuộc “hàng khủng” trong kho vũ khí Mỹ (“pháo đài bay” B-52, “bóng ma” ném bom tàng hình B-2, các tàu khu trục Aegis, tàu ngầm hạt nhân USS), Mỹ vừa điều thêm tiêm kích tàng hình F-22 tới Hàn Quốc trong bối cảnh căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên ngày càng leo cao.
F-22 Raptor (Chim ăn thịt) là tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 đầu tiên được đưa vào sử dụng trên thế giới. Vì lẽ đó, cho tới thời điểm này nó được coi là tiêm kích mạnh nhất thế giới.
F-22 Raptor (Chim ăn thịt) là tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 đầu tiên được đưa vào sử dụng trên thế giới. Vì lẽ đó, cho tới thời điểm này nó được coi là tiêm kích mạnh nhất thế giới.
Tiêm kích tàng hình F-22 được thiết kế để trở thành máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không nhưng có khả năng tấn công mặt đất, chiến tranh điện tử và trinh sát tín hiệu.
Tiêm kích tàng hình F-22 được thiết kế để trở thành máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không nhưng có khả năng tấn công mặt đất, chiến tranh điện tử và trinh sát tín hiệu.
Hiện Không quân Mỹ duy trì khoảng 195 chiếc trong biên chế (trong đó có 8 chiếc dùng cho thử nghiệm và 187 chiếc trực chiến). Đơn giá mỗi chiếc khoảng 150 triệu USD.
Hiện Không quân Mỹ duy trì khoảng 195 chiếc trong biên chế (trong đó có 8 chiếc dùng cho thử nghiệm và 187 chiếc trực chiến). Đơn giá mỗi chiếc khoảng 150 triệu USD.
F-22 thiết kế với công nghệ tàng hình tiên tiến, giúp nó khó bị phát hiện bởi các hệ thống radar trinh sát đối phương.
F-22 thiết kế với công nghệ tàng hình tiên tiến, giúp nó khó bị phát hiện bởi các hệ thống radar trinh sát đối phương.
F-22 được trang bị hai động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy F119-PW-100 tích hợp bộ điều chỉnh hướng phụt. Phần đuôi động cơ có cấu tạo hình răng cưa và dùng công nghệ laser khoan 600 lỗ nhỏ phun sương, làm nguội loa phụt ra động cơ, khiến nhiệt độ luồng khí phụt giảm tới 40%. Cách thiết kế này giúp làm giảm khả năng bị phát hiện bởi các khí tài trinh sát hồng ngoại.
F-22 được trang bị hai động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy F119-PW-100 tích hợp bộ điều chỉnh hướng phụt. Phần đuôi động cơ có cấu tạo hình răng cưa và dùng công nghệ laser khoan 600 lỗ nhỏ phun sương, làm nguội loa phụt ra động cơ, khiến nhiệt độ luồng khí phụt giảm tới 40%. Cách thiết kế này giúp làm giảm khả năng bị phát hiện bởi các khí tài trinh sát hồng ngoại.
F-22 có khả năng đạt tốc độ tối đa 2.600km/h, tầm bay 2.960km, trần bay 15.000m. Đặc biệt, F-22 là một trong số ít máy bay trên thế giới có khả năng đạt vận tốc siêu âm mà không dùng đốt nhiên liệu lần 2.
F-22 có khả năng đạt tốc độ tối đa 2.600km/h, tầm bay 2.960km, trần bay 15.000m. Đặc biệt, F-22 là một trong số ít máy bay trên thế giới có khả năng đạt vận tốc siêu âm mà không dùng đốt nhiên liệu lần 2.
F-22 trang bị hệ thống radar mạng pha điện tử chủ động (AESA) AN/APG-77 có khả năng phát hiện mục tiêu ở tầm 200-240km. Loại radar này cũng giúp F-22 có khả năng tấn công điện tử với việc tập trung luồng phát sóng làm quá tải cảm biến của kẻ địch.
F-22 trang bị hệ thống radar mạng pha điện tử chủ động (AESA) AN/APG-77 có khả năng phát hiện mục tiêu ở tầm 200-240km. Loại radar này cũng giúp F-22 có khả năng tấn công điện tử với việc tập trung luồng phát sóng làm quá tải cảm biến của kẻ địch.
Tiêm kích tàng hình F-22 do một phi công điều khiển.
Tiêm kích tàng hình F-22 do một phi công điều khiển.
Cận cảnh buồng lái số hóa 100% của F-22 với các màn hình hiển thị tình trạng máy bay, vũ khí, radar.
Cận cảnh buồng lái số hóa 100% của F-22 với các màn hình hiển thị tình trạng máy bay, vũ khí, radar.
Để tối ưu khả năng tàng hình, F-22 thiết kế với khoang vũ khí trong thân.
Để tối ưu khả năng tàng hình, F-22 thiết kế với khoang vũ khí trong thân.
Khi không chiến, F-22 mang được 6 tên lửa tầm trung AIM-120 và 2 tên lửa tầm ngắn AIM-9. Trong ảnh là tiêm kích F-22 phóng tên lửa AIM-120.
Khi không chiến, F-22 mang được 6 tên lửa tầm trung AIM-120 và 2 tên lửa tầm ngắn AIM-9. Trong ảnh là tiêm kích F-22 phóng tên lửa AIM-120.
Trong chiến đấu đối đất, F-22 mang được 2 tên lửa đối không tầm trung AIM-120, 2 tên lửa tầm ngắn AIM-9 và 2 bom JDAM 900kg hoặc 8 bom đường kính nhỏ GBU-39.
Trong chiến đấu đối đất, F-22 mang được 2 tên lửa đối không tầm trung AIM-120, 2 tên lửa tầm ngắn AIM-9 và 2 bom JDAM 900kg hoặc 8 bom đường kính nhỏ GBU-39.
F-22 cũng có khả năng mang thêm vũ khí trên các giá treo bên ngoài nhưng giảm khả năng tàng hình.
F-22 cũng có khả năng mang thêm vũ khí trên các giá treo bên ngoài nhưng giảm khả năng tàng hình.
Việc Mỹ điều động F-22 tới Hàn Quốc nhiều khả năng sẽ làm phía Triều Tiên “nổi giận” và có những phản ứng gay gắt những ngày tới.
Việc Mỹ điều động F-22 tới Hàn Quốc nhiều khả năng sẽ làm phía Triều Tiên “nổi giận” và có những phản ứng gay gắt những ngày tới.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại