Tàu ngầm Trường Sa 1 do ông Nguyễn Quốc Hòa, Giám đốc Công ty cơ khí Quốc Hòa (TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình) chế tạo.
Theo thông tin được giới thiệu trên trang mạng của công ty này, tàu ngầm mini Trường Sa 1 có lượng giãn nước khi lặn 12 tấn, lượng giãn nước khi nổi 9,2 tấn. Tàu có thể lặn sâu tối đa 50m, bán kính hoạt động lên đến 800km. Tốc độ di chuyển tối đa của tàu khi lặn lên đến 40 hải lý/giờ (khoảng 73km/h).
Ngoài ra, cũng theo giới thiệu của công ty Quốc Hòa, tàu ngầm Trường Sa 1 còn được trang bị 2 động cơ công suất 90 mã lực. Đặc biệt, tàu được trang bị động cơ AIP (còn gọi là công nghệ không khí tuần hoàn độc lập - động cơ hoạt động không phụ thuộc vào không khí bên ngoài) do chính Việt Nam sản xuất. Đây là động cơ tiên tiến nhất trên thế giới.
Hãy thử xem tàu ngầm tự chế đầu tiên của Việt Nam và những chiếc tàu ngầm của Mỹ thế kỷ 19 có nhiều điểm tương đồng nhau hay không:
Tàu ngầm Trường Sa 1 (trên) và tàu ngầm USS Alligator (dưới). USS Alligator là tàu ngầm đầu tiên của Hải quân Mỹ, được một kỹ sư người Pháp thiết kế.
USS Alligator được khởi đóng năm 1861, hạ thủy vào tháng 5/1862 và đưa vào biên chế Hải quân Mỹ ngày 13/6/1862.(Trong ảnh: Mô hình tàu USS Alligator chụp từ trên xuống)
Ban đầu, tàu có cấu tạo 16 mái chèo xuyên qua vỏ tàu để tạo lực đẩy, nhưng thiết kế này không nhận được sự chấp nhận của lãnh đạo hải quân Mỹ. Sau đó, các mái chèo được thay bằng chân vịt nối với cần quay tay.
Tàu ngầm Trường Sa 1 (trên) và tàu ngầm H. L. Hunley (dưới). H.L.Hunley được hạ thủy tháng 7/1863
H.L Hunley rất nổi tiếng trong lĩnh vực quân sự, là tàu ngầm đầu tiên đánh chìm được tàu chiến. Vỏ tàu làm bằng sắt, có gắn ngư lôi ở hai bên. Còn tàu ngầm Trường Sa 1 có vỏ ngoài được chế tạo hoàn toàn bằng thép với độ dày 10mm.
Ngày 17/2/1864, H.L Hunley bắn ngư lôi đánh chìm tàu USS Housatonic có trọng tải 1.240 tấn, đang tuần tiễu ngoài cảng Charleston, Nam Carolina. Tuy nhiên, con tàu này đã mất tích sau cuộc tấn công.
Tháng 5/1995, các nhà khoa học phát hiện được xác của tàu H.L Hunley ngoài khơi gần đảo Sullivan.
Xác con tàu sau khi trục vớt
Tàu ngầm Trường Sa 1 và tàu ngầm USS Holland (SS-1). USS Holland (SS-1). USS Holland được hạ thủy vào tháng 5/1897 và đưa vào phục vụ vào tháng 10/1900
USS Holland là chiếc tàu ngầm đầu tiên sử dụng động cơ đốt trong khi nổi và động cơ điện khi chìm được thiết kế bởi một người Ireland tên là John Philip Holland.
Phần đuôi của tàu ngầm Trường Sa 1 và USS Holland. USS Holland chỉ có 1 chân vịt, tàu ngầm Trường Sa 1 hiện tại được lắp đặt 2 chân vịt
Cận cảnh phần chân vịt của 2 con tàu
Tàu ngầm Trường Sa 1 và tàu ngầm USS Pike (SS-6). USS Pike thuộc lớp tàu ngầm Plunger, được khởi đóng tháng 12/1900, hạ thủy vào tháng 1/1903 và vào tháng 5/1903, tàu được biên chế vào Hải quân Mỹ
Phần đuôi tàu.
Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về email: [email protected]. Trân trọng!