Căn cứ không quân chiến lược Vozdvizhenka ở thành phố Ussuriysk (Liên bang Nga) là một trong nhiều nơi bị bỏ hoang sau khi Liên Xô tan rã.
Căn cứ này có khoảng 30 chiếc máy bay siêu âm ném bom hạng nặng tầm xa Tupolev Tu-22M bị bỏ rơi.
Nơi đây từng rất nhộn nhịp nhưng ngày nay không còn một bóng người.
“Biểu tượng” sức mạnh một thời của Quân đội Liên Xô giờ như “bộ xương” trắng phơi giữa đồng cỏ.
Trên nền đất của căn cứ mọc đầy cỏ dại.
Một chiếc Tu-22M dường như đã không còn “ruột”, tất cả đều bị phá hủy.
Tu-22M là máy bay ném bom được Liên Xô phát triển trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Đây là một trong số ít máy bay ném bom hạng nặng đạt được tốc độ bay siêu âm.
Tu-22M được đưa vào sử dụng lần đầu tiên trong chiến tranh là trong cuộc chiến của Liên Xô ở Afghanistan từ 1987 tới 1989 với vai trò tương tự như B-52 của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.
Tu-22M có thể mang nhiều loại bom khác nhau bao gồm cả bom hạt nhân với sức chứa lên tới 21.000kg. Trong nhiệm vụ chiến đấu, Tu-22M thường mang 69 quả bom FAB-250 và 8 quả bom FAB-1500.
Tu-22M có thể đạt được vận tốc tối đa Mach 1.88 (2,000 km/h) với tầm hoạt động 6,800 km và trần bay 13.300 m.
Một trong những nhóm người lọt vào căn cứ bỏ hoang đang ngồi trên cánh chiếc Tu-22M.
Cửa khoang bom máy bay đã bị mở ra, việc này không ảnh hưởng gì vì đấy chỉ là cái vỏ không.
Không quân Nga ngày nay vẫn sử dụng những chiếc Tu-22M, nhưng là biến thể hiện đại hơn mang tên Tu-22M3. Trong tương lai, Tu-22M3 vẫn được xem là nòng cốt trong lực lượng Không quân ném bom chiến lược Nga.