Sợ bị 'quây' trên biển, TQ hối hả tăng cường năng lực 'chống ngầm'

Nhằm ngăn chặn mối đe dọa tấn công từ các loại tàu ngầm hạt nhân đặc biệt là của Mỹ đang được triển khai tại châu Á – Thái Bình Dương, Trung Quốc đã tiến hành nâng cấp phi đội máy bay chống tàu ngầm.

Máy bay chống ngầm Gaoxin-6 do Trung Quốc sản xuất

Theo tờ Qianjiang Evening News đặt trụ sở tại tỉnh Chiết Giang, việc Trung Quốc quyết định nâng cấp khả năng chiến đấu của phi đội máy bay chống ngầm xuất phát từ những hiểm họa đang hiện diện ngày càng lớn trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là những chiếc tàu ngầm có khả năng mang theo tên lửa, có khả năng tấn công vào Trung Quốc đại lục bất cứ lúc nào.

Hồi đầu năm nay, những bức ảnh đầu tiên về "sát thủ chống ngầm" Gaoxin-6 (GX-6) do Trung Quốc sản xuất bị rò ri trên mạng Internet, đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới truyền thông quốc tế và các blogger quân sự.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, GX-6 là chìa khóa then chốt giải quyết vướng mắc yếu kém lớn nhất bấy lâu nay – khả năng chống tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc.

Ông Chen Hu – chủ biên tạp chí World MilitaryAffairs nhận định trong nhiều năm qua, những chiếc máy bay trực thăng chống ngầm đã hoàn toàn vắng bóng trong lực lượng quân đội Trung Quốc, ngoại trừ chiếc máy bay chống ngầm GX-6 – với độ lớn tương đương 100 chiếc trực thăng chống ngầm nhờ tầm hoạt động trải rộng và tốc độ cao.

Tuy nhiên, Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất quyết định nâng cấp phi đội chống ngầm nhằm ngăn chặn các mối đe dọa từ lực lượng quân sự bên ngoài.

Hôm 15/5, Hải quân Ấn Độ đã lần đầu tiên cho ra mắt 1 trong 8 chiếc máy bay trinh sát chống ngầm P-8I do tập đoàn Boeing của Mỹ nghiên cứu và phát triển.

Mới đây, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng thông báo về việc sản xuất 2 chiếc máy bay chống ngầm Kawasaki P-1 thế hệ tiếp theo. Ngoài ra, Việt Nam cũng đang có kế hoạch mua lại 6 chiếc máy bay tuần tra chống ngầm P-3 Orion đã qua sử dụng.

Theo đánh giá của Hải quân Mỹ, cho tới năm 2015, 40% tàu ngầm tiêu chuẩn trên thế giới sẽ tập trung tại châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là vùng phía tây khu  vực này.

Trong đó, Nhật Bản hiện đang sở hữu 20 tài ngầm hiện đại. Các quốc gia như Ấn Độ, Hàn Quốc, Việt Nam và Australia cũng đang tập trung nâng cao khả năng chống ngầm trong những năm gần đây.

Cho tới nay, Hải quân Mỹ vẫn giữ vị trí số 1 trong cuộc đua máy bay chống ngầm đồng thời cũng là nước sở hữu hàng chục tàu ngầm tấn công và tàu ngầm hạt nhân chiến lược. Điển hình, một số tàu ngầm còn có khả năng mang 154 tên lửa hành trình Tomahawk, dễ dàng tấn công vào các mục tiêu đã định trên Trung Quốc đại lục.

Hồi tháng 3, tập đoàn Boeing đã chuyển cho Hải quân Mỹ chiếc máy bay chống ngầm hiện đại nhất thế giới đầu tiên P-8 Poseidon, nhiều khả năng được triển khai tới Philippines vào cuối năm nay.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại