'Siêu hàng không mẫu hạm không bao giờ chìm' có thể khống chế toàn bộ Trung Quốc (Kỳ 5)

Hà Dũng |

(Soha.vn) - Guam là một siêu căn cứ của Mỹ, được mệnh danh là siêu hàng không mẫu hạm không bao giờ chìm.

Ngày 12/6, các trạng điện tử Trung Quốc cũng đã khoe Quân Giải phóng Trung Hoa đã phát triển máy bay ném bom chiến lược H-6K vừa được nâng cấp có tầm bay tới 3.500 km, đủ sức vươn tới căn cứ quân sự Guam của Mỹ ở Thái Bình Dương. Tại sao Trung Quốc lại lo sợ Guam đến như vậy?

Vị trí địa lý cực kỳ chiến lược, có thể khống chế toàn bộ Trung Quốc

Đảo Guam là đảo lớn nhất thuộc quần đảo Mariana với 30 dặm (48 km) chiều dài và 9 dặm (14 km) chiều rộng. Là một lãnh thổ có tổ chức nhưng chưa hợp nhất của Mỹ, Guam đã xuất hiện trên hải đồ quân sự thế giới như là một căn cứ chiến lược của quân đội Hoa Kỳ từ Thế chiến thứ hai. Kể từ đó, căn cứ quân sự này ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong nỗ lực duy trì ảnh hưởng quân sự của Mỹ ở quy mô toàn cầu, với 7.500 lính đang đồn trú tại đây.

	Guam có vị trí hết sức chiến lược ở Thái Bình Dương

Guam có vị trí hết sức chiến lược ở Thái Bình Dương

	Sơ đồ bố trí các căn cứ quân sựu Mỹ ở Guam

Sơ đồ bố trí các căn cứ quân sựu Mỹ ở Guam

Quân đội Mỹ cũng sử dụng hơn 30% diện tích của hòn đảo. Vị trí địa lý tự nhiên được xem là lợi thế chiến lược của Guam khi nó chỉ nằm cách Tokyo (Nhật Bản) và Manila (Philippines) 3 giờ bay; cách Hongkong, Đài Loan (Trung Quốc) và Seoul (Hàn Quốc) 4 giờ bay; cách Singapore và Bali (Indonesia) 5 giờ bay; cách Bangkok (Thái Lan), Sydney (Australia) 6 giờ bay. Điều đó có nghĩa là Guam nằm cách tất cả các trọng điểm quan trọng của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tối đa là 6 giờ bay. Với vị trí chiến lược hết sức quan trọng như vậy, Guam được ví như "tàu sân bay khổng lồ" của Mỹ ở Thái Bình Dương.

Nhằm ngăn chặn những nguy cơ mới từ Trung Quốc, Lầu Năm Góc đã có kế hoạch xây dựng một "siêu căn cứ quân sự" tại Guam với tổng chi phí dự kiến lên tới hơn 11 tỷ USD và có thể hoàn thành vào năm 2014. Theo đó, tiền đồn tinh nhuệ của quân đội Mỹ sẽ có bến đậu cho tàu sân bay hạt nhân, hệ thống tên lửa phòng thủ và các thao trường tập huấn bắn đạn thật... Cùng quyết định duyệt chi mạnh tay nhất cho hạ tầng cơ sở hải quân của Mỹ trong nhiều thập kỷ qua, số dân khoảng 173.000 người trên đảo sẽ đón khoảng 19.000 gia đình của lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ từ đảo Okinawa của Nhật Bản tới định cư khi việc nâng cấp hoàn thành.

	Một phần căn cứ Guam nhìn từ trên cao

Một phần căn cứ Guam nhìn từ trên cao

Kế hoạch đầu tư lớn nhất của Mỹ vào căn cứ quân sự Guam kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai cũng góp phần khẳng định chiến lược xoay trục về Châu Á của chính quyền Tổng thống Barack Obama, trong đó xác định đối thủ chính là Trung Quốc.

Hãng Kyodo đưa tin Mỹ - Nhật đang xem xét sử dụng chung căn cứ trên đảo Guam để tăng cường giám sát Tây Thái Bình Dương bằng máy bay do thám không người lái. Đây là động thái nhằm đối trọng với sức mạnh quân sự đang gia tăng của Trung Quốc.

Như vậy chúng ta có thể thấy rằng, việc Trung Quốc lo sợ bởi Guam là điều hoàn toàn dễ hiểu. Guam thực sự là một tàu sân bay khổng lồ thẳng hướng tiến tới Trung Quốc.

Guam là căn cứ Hải quân khổng lồ

Guam là nơi đồn trú của hàng chục đơn vị hoạt động hỗ trợ cho Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương, Hạm đội Thái Bình Dương, Hạm đội 7 và Hạm đội 5 của Mỹ. Trong đó, căn cứ Andersen trên đảo có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động linh hoạt và đặc biệt cho Bộ Chỉ huy của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương và Đông Á, cũng như hỗ trợ trong các cuộc xung đột cục bộ lẫn tác chiến lâu dài.

Hiện tại, cảng Apra ở Guam đã được xây dựng thành căn cứ hải quân hiện đại của Mỹ với 3 tàu ngầm lớp Los Angeles là USS City of Corpus Christi, USS Houston và USS Buffalo.

Nỗi sợ hãi mang tên Guam của Trung Quốc
 
Nỗi sợ hãi mang tên Guam của Trung Quốc
 
	Một phần cảng Apra ở Guam

Một phần cảng Apra ở Guam

Tàu ngầm lớp Los Angeles là tàu ngầm đa nhiệm, trong đó nhiệm vụ trọng tâm của tàu ngầm là chiến đấu chống ngầm, tiến hành các hoạt động trinh sát, đổ bộ lực lượng biệt kích đa nhiệm, tấn công các mục tiêu trên mặt nước và trên bờ biển, rải thủy lôi và tiến hành các nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn trên biển.

Tàu ngầm nguyên tử đa nhiệm lớp Los Angeles của Mỹ được mệnh danh là đánh giá là "Kẻ hủy diệt" êm nhất thế giới . Mỗi tàu ngầm lớp này được trang bị vũ khí đầy mình

Tốc độ trên mặt nước: Đến 17 hải lý/h. Tốc độ lặn ngầm : 30 hải lý/h, 35 hải lý/h cực đại trong thời gian ngắn. Độ sâu lặn ngầm : 250-280 m. Độ sâu giới hạn: 450 m. Thủy thủ đoàn: 14 sĩ quan và 127 thủy thủ.

Lượng giãn nước trên mặt nước : 6082-6330 tấn. Lượng giãn nước khi lặn: 6927-7177 tấn. Chiều dài thân tàu: 109,7 m. Chiều rộng thân tàu : 10,1 m. Mức ngấn nước khi nổi: 9,4 m

Tên lửa hành trình  là vũ khí chủ yếu của tàu ngầm Los Angeles. Những tàu ngầm lớp Los Angeles được đóng từ năm 1982 được lắp đặt 12 ống phóng tên lửa Tomahawk thẳng đứng, đồng thời lắp đặt hệ thống điều hành tác chiến CCS Mark 2.

Tên lửa Tomahawk được trang bị cho tàu ngầm nhằm mục đích tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất và mặt nước. Các tàu ngầm này vẫn duy trì khả năng phóng tên lửa qua ống phóng ngư lôi. Các tên lửa Tomahawk tấn công mục tiêu trên bờ có tầm bắn lên đến 2.500 km (phiên bản mang đầu đạn hạt nhân), 1600 km mang đầu đạn nổ thường. Hê thống TAINS (Tercom Aided Inertial Navigation System - Phiên bản bán tự động dẫn đường quán tính của hệ thống TERCOM) điều khiển tên lửa bay đến mục tiêu với vận tốc cận âm và độ cao so với mặt đất từ 20 đến 100 m. Tên lửa chống tàu Tomahawk được lắp đặt hệ thống điều khiển dẫn đường quán tính, được trang bị đầu dẫn radar chủ động, tầm bắn đến 450 km.

	Tàu ngầm lớp Los Angeles trên đường vào cảng Apra

Tàu ngầm lớp Los Angeles trên đường vào cảng Apra

Tàu ngầm lớp Los Angeles được trang bị tên lửa chống tàu "Harpoon". Các tên lửa chống tàu Harpoon nâng cấp dành cho tàu ngầm được lắp đặt đầu đạn tự dẫn radar chủ động và khối nổ mạnh 225 kg. Tầm bắn của tên lửa chống tàu Harpoon với tốc độ bay của tên lửa cận âm là 70 km.

Tàu được lắp đặt 4 ống phòng tên lửa 533-mm được sử dụng để phóng ngư lôi Mk.46, Mk.48, và tên lửa chống tàu Harpoon (6-8 tên lửa).

Tàu ngầm lớp "Los Angeles" được trang bị lò phản ứng nước nhẹ áp lực GE PWR S6G, 26 MW, được phát triển bởi tập đoàn General Electric. Tàu có một động cơ phụ trợ công suất 242 kW. Thời gian hoạt động của các thanh nhiên liệu trong lò phản ứng là 13 năm - vượt xa thời gian hoạt động của các thanh nhiên liệu trong các lò phản ứng loại khác khoảng 6-7 năm.

	Một biên đội tàu sân bay xuất phát từ Guam

Một biên đội tàu sân bay xuất phát từ Guam

Mái nhà của máy bay ném bom chiến lược

Ngoài ra, hòn đảo cũng là "mái nhà chung" của các loại máy bay ném bom chiến lược hiện đại nhất của không lực Hoa Kỳ gồm B-52H, B-1B, B-2A… cùng một số đơn vị máy bay chiến đấu, máy bay tiếp dầu, trực thăng khác.

Nỗi sợ hãi mang tên Guam của Trung Quốc
 
	Guam là mái nhà của lực lượng máy bay ném bom chiến lược Mỹ

Guam là mái nhà của lực lượng máy bay ném bom chiến lược Mỹ

B-1 Lancer là máy bay ném bom chiến lược siêu thanh cánh cụp cánh xòe của Không quân Mỹ, sử dụng 04 động cơ phản lực General Electric F101-GE-102, tốc độ bay tối đa lên đến 1.448 km/h và có khả năng mang tên lửa hành trình AGM-86B và tên lửa tấn công tầm ngắn AGM-69 cùng nhiều loại bom khác.

B-2 Spirit là loại máy bay ném bom đa nhiệm vụ được trang bị công nghệ tàng hình trang bị bom thông thường và bom hạt nhân . Chiếc máy bay ném bom này là một mốc quan trọng trong chương trình hiện đại hóa máy bay ném bom của Hoa Kỳ . B-2 là loại máy bay đắt nhất từng được sản xuất: ước tính chi phí cho mỗi chiếc từ khoảng 1,157 tỷ tới 2,2 tỷ đôla Mỹ . Kỹ thuật tàng hình thế hệ 2 của nó được áp dụng nhằm giúp máy bay có thể thâm nhập qua các hàng rào phòng không dày đặc mà máy bay chiến đấu trước đây không thể vượt qua.

Tính năng cơ bản của B-2 là: đội bay 2 người, chiều dài máy bay 20.9 m, sải cánh 52.12 m, chiều cao: 5.1 m. Trọng lượng không tải: 71.700 kg, trọng lượng có tải: 152.600 kg, trọng lượng cất cánh tối đa: 171.000 kg ,tốc độ tối đa: 1.010 km/h, Tầm bay: 10.400 km, trần bay : 15.000 m; Giá đặt bom 18.000 kg (40.000 lb) loại 500 lb ( Mk82 ) (tổng số lượng chứa: 80 quả)

Giá đặt bom 12.000 kg (27.000 lb) loại 750 lb CBU (tổng số lượng chứa: 36 quả)

16 Máy phóng quay (RLA) gắn các loại vũ khí 2000 lb (Mk84, JDAM-84, JDAM-102)

16 Máy phóng quay gắn vũ khí hạt nhân B61 hay B83

Các thiết bị điện tử và phương tiện cải tiến về sau này cho phép B-2A mang JSOW và GBU-28. Chiếc Spirit cũng được thiết kế để có thể mang tên lửa AGM-158 JASSM khi nó được đưa vào hoạt động.

B-52H là máy bay ném bom chiến lược phản lực đồng thời có thể phóng tên lửa hành trình mang đầu đạnhạt nhân. Đội bay có 05 người . Chiều dài máy bay: 48,5 m; Trọng lượng không tải: 83.250 kg; Trọng lượng có tải: 120.000 kg; Trọng lượng cất cánh tối đa: 220.000 kg; Tốc độ lớn nhất: 1.000 km/h; Bán kính chiến đấu: 7.210 km; Tầm bay tối đa: 15.000 km; Trần bay: 17.000 m

Về tải trọng vũ khí, loại máy bay này có thể mang từ 18 – 30 tấn bom, 12 – 20 quả tên lửa hành trình ALCM hoặc 8 tên lửa hành trình tàng hình ACM.

Mặc dù là máy bay có tuổi thọ rất cao nhưng Không quân Hoa Kỳ tiếp tục sử dụng chiếc B-52 vì nó vẫn là kiểu máy bay ném bom hạng nặng có hiệu quả kinh tế,. Khả năng của chiếc B-52 có thể bay lâu trên chiến trường để ném các loại bom thông minh và đầu đạn bắn trực tiếp có giá trị rất lớn trong những cuộc xung đột.

Tốc độ và khả năng tàng hình của những chiếc B-1 Lancer và B-2 Spirit chỉ thực sự hữu ích cho đến khi hệ thống phòng không đối phương bị tiêu diệt, một nhiệm vụ thường đạt được một cánh nhanh chóng trong các cuộc xung đột gần đây. Chiếc B-52 cũng đạt được tỉ lệ thời gian sẵn sàng chiến đấu cao nhất trong số ba kiểu máy bay ném bom hạng nặng đang được Không quân Hoa Kỳ sử dụng. Trong khi chiếc B-1 đạt được tỉ lệ thời gian trung bình là 53% và chiếc B-2 đạt được 26%, chiếc B-52 đạt trung bình đến 80%.

	Một góc nhỏ của căn cứ Andersen trên đảo Guam

Một góc nhỏ của căn cứ Andersen trên đảo Guam

Nỗi sợ hãi mang tên Guam của Trung Quốc
 
	Các máy bay chiến lược B1, B2 bay trên bầu trời Guam

Các máy bay chiến lược B1, B2 bay trên bầu trời Guam

Với dàn vũ khí mạnh mẽ và tối tân trên các tàu ngầm và máy bay ném bom chiến lược luôn sẵn sàng thường trực trên đảo Guam, Mỹ có thể tiến hành giáng những đòn đánh gần như tức thời đến Trung Quốc. Do vậy mà nỗi sợ mang tên Guam của Trung Quốc vẫn luôn hiển hiện.

Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục xin vui lòng gửi về email: [email protected]. Trân trọng!

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại